I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm.
- Tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.\
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Duy:
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Vị trí đoạn trích
- Sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
b. Bố cục
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): khung cảnh mùa xuân
- Phần 2 (8 câu thơ tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Phần 3 (4 câu cuối): cảnh chị em Kiều du xuân trở về
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Khung cảnh mùa xuân
- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
+ Chim én đưa thoi.
+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi.
+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.
⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.
b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung người người đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh.
- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.
c. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối.
- Cảnh vật và người trở nên thưa vắng.
- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.
⇒ Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.
d. Giá trị nội dung
- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
e. Giá trị nghệ thuật
- Kết cấu hợp lí
- Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
- Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyến, chấm phá.
Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Cảnh ngày xuân":
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre
Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
Bài 24