I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.
- Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động.
- Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi.
- Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.
- Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.
- Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.
2. Sự nghiệp
- Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).
Sơ đồ tư duy về tác giả Mác-xim Go-rơ-ki:
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương.
- Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này.
b. Tóm tắt
Gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà cậu hay kể. Tuy nhiên bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.
c. Bố cục
- Phần 1 (Từ “Có đến gần mọt tuần” đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng của Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm
- Phần 2 (Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn bị ngăn cấm
- Phần 3 (Còn lại): Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp diễn
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ
- Ba anh em con nhà ông đại tá và Aliosa là những đứa trẻ thuộc những gia đình có địa vị xã hội khác nhau:
+ Aliosa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà luôn yêu thương cậu.
+ Ba đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong gia đình giàu có nhưng lại thiếu tình yêu thương khi mẹ chúng mất, bố chúng đi lấy một người khác.
⇒ Những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương.
b. Tình bạn tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ
- Tình bạn nảy nở giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm, bất chấp cách biệt về địa vị xã hội:
+ Chúng cùng nhau trò chuyện, đối thoại với những chú chim ⇒ Sự ngây thơ trong sáng.
+ Ba đứa trẻ hàng xóm chia sẻ với aliosa về người mẹ của chúng.
+ Ailiosa lại chia sẻ với chúng về những câu chuyện cổ tích mà bà cậu bé thường hay kể cho cậu bé nghe.
⇒ Với tâm hồn trong sáng nhạy cảm, bốn đứa trẻ ríu rít chơi với nhau, sự đồng cảm về cảnh ngộ đã gắn bó những tâm hồn tuổi thơ như chúng.
c. Tình bạn trong sáng bị ngăn cấm
- Tình bạn trong sáng của bốn đứa trẻ bị ngăn cấm bởi người bố đại tá của ba đứa hàng xóm:
+ Lão đại tá già xuất hiện với bộ ria trắng, đầu đội chiếc mũ xù lông đã thô bạo “nắm lấy vai đuổi Aliosa ra khỏi cổng.
+ Trận đòn của ông ngoại cùng sự đặt điều mách lẻo của bác Pi ốt đã khiến Aliosa bị ngăn cấm không được chơi với mấy đưa con của lão đại tá.
⇒ Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm.
d. Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn ấy vẫn tiếp diễn
- Mặc cho vấp phải những sự ngăn cấm từ hai bên thì tình bạn trong sáng của tuổi thơ vẫn tiếp tục:
+ Aliosa vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa chúng nó “càng ngày càng trở nên thích thú”.
+ Chúng đã bí mật khoét ra “một lỗ hổng hình bán nguyệt”, núp dưới bụi hương mộc rậm rạp “nói chuyện khe khẽ với nhau”, chúng nó chuyện về cuộc sống, về những con chim, về nhiều chuyện trẻ con khác.
⇒ Một tình bạn trong sáng hồn nhiên mà không gì có thể phá vỡ được.
e. Giá trị nội dung
- Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm con ông đại tá sống thiếu tình thương, bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội
f. Giá trị nghệ thuật
- Đoạn trích thành công bởi cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích.
Sơ đồ tư duy về văn bản "Những đứa trẻ":
Đề thi vào 10 môn Toán Hậu Giang
Unit 6: Viet Nam: then and now
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 9 mới
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9