16. Bài 38 - 39: Sự biến đổi hóa học trang 66

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

Câu 1

Làm các thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 78 SGK và hoàn thành bảng sau:

(Thí nghiệm: - Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa.Chưng đường trên ngọn lửa.)

Thí nghiệmMô tả hiện tượngGiải thích hiện tượng
Đốt tờ giấy  
Chưng đường trên ngọn lửa  

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệmMô tả hiện tượngGiải thích hiện tượng
Đốt tờ giấyTờ giấy bị cháy thành than.Tờ giấy đã bị biến thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
Chưng đường trên ngọn lửa

- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.

- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.

Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến thành một chất khác.

Câu 2

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

2.1. Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?

a. Không có hiện tượng gì.

b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.

c. Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.

2.2. Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?

a. Sự biến đổi lí học.

b. Sự biến đổi hóa học.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

2.1

2.2

Đáp án

c

d

Câu 3

Đánh dấu × vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.

 Biến đổi lí họcBiến đổi hóa học
Cho vôi sống vào nước  
Xé giấy thành những mảnh vụn  
Xi măng trộn với cát  
Xi măng trộn với cát và nước  
Đinh mới ⟶ đinh gỉ  
Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn  

Lời giải chi tiết:

 Biến đổi lí họcBiến đổi hóa học
Cho vôi sống vào nước ×
Xé giấy thành những mảnh vụn× 
Xi măng trộn với cát× 
Xi măng trộn với cát và nước ×
Đinh mới ⟶ đinh gỉ ×
Thủy tinh ở thể lỏng ⟶ thủy tinh ở thể rắn×

 

Câu 4

Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật” theo hướng dẫn ở trang 80 SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.

a) Ta có nhìn thấy chữ không?

b) Muốn đọc “Bức thư bí mật” ta phải làm thế nào?

c) Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học?

Lời giải chi tiết:

a) Ta không nhìn thấy chữ.

b) Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải hơ nóng bức thư.

c) Nhiệt làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học.

Câu 5

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ nhiệt độ có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: - Ở nhiệt độ cao đường cháy biến thành chất khác;

- Khi đun với đá vôi ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vôi sống và khí các-bô-níc,…

Câu 6

Hãy nêu một vài ví dụ chứng tỏ ánh sáng cũng có tác dụng làm biến đổi hóa học của một số chất.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Quần áo màu khi phơi nắng sẽ bị bạc màu.

Xem lại lí thuyết

tại đây

:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi