Bài 1
Tính:
a) 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
b) 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ
4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây
8 phút 45 giây + 6 phút 15 giây
12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây.
Phương pháp giải:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ?
Phương pháp giải:
Để tính thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử ta lấy thời gian Lâm đi từ nhà đến bến xe cộng với thời gian Lâm đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Từ nhà đến bến xe: 35 phút
Đi viện bảo tàng: 2 giờ 20 phút
Từ nhà đến viện bảo tàng: ... phút?
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
Đáp số: 2 giờ 55 phút.
Lý thuyết
a) Ví dụ 1: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết 3 giờ 15 phút rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quãng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ?
Ta phải thực hiện phép cộng : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
b) Ví dụ 2: Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết 22 phút 58 giây, quãng đường thứ hai đi hết 23 phút 25 giây. Hỏi người đó đi cả hai quãng đường hết bao nhiêu thời gian ?
Ta phải thực hiện phép cộng: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = ?
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây.
Bài tập cuối tuần 18
VNEN Toán 5 - Tập 1
Unit 7: How Do You Learn English?
Học kì 1
Chuyên đề 11. Các bài toán về chuyển động đều