Đề bài
Câu 1 (1 điểm): Các nguyên tố phi kim có các tính chất sau:
(1)Tác dụng với kim loại cho muối.
(2)Tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.
(3)Không tác dụng với phi kim khác.
Tính chất nào sai?
A.(1) B.(2)
C.(1) và (2). D.(3).
Câu 2 (1 điểm): Cho các nguyên tố: cacbon, lưu huỳnh, nito, clo, brom, chì, mangan, thiếc.
Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố phi kim?
A.Lưu huỳnh, nito, clo, brom, mangan.
B.Cacbon, nôt, clo, brom, chì, thiếc.
C.Cacbon, lưu huỳnh, clo, brom, chì.
D.Cacbon, lưu huỳnh, nito, clo, brom.
Câu 3 (1 điểm): Trong phản ứng: 4P + 5O2 \(\to\) 5P2O5, P là:
A.chất khử B.chất oxi hóa
C.một axit D.một kim loại.
Câu 4 (2 điểm): Cho sơ đồ chuyển đổi:
Phi kim \(\to\) oxit axit (X1) \(\to\) oxit axit (X2) \(\to\) Axit (X3) \(\to\) muối sunfat tan (X4) \(\to\) muối sunfat không tan (X5).
Công thức các chất: X1, X2, X3, X4, X5 thích hợp lần lượt là:
A. S, SO2, SO3, H2SO3, Na2SO4, BaSO4.
B. S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO4, BaSO4.
C. P, P2O3, P2O5, H2PO4, Na3PO4, BaSO4.
D. S, SO2, SO3, H2SO4, BaSO4, CaSO4.
Câu 5 (1 điểm): Để chứng minh phản ứng giữa khí hidro và khí clo đã xảy ra người ta có thể kiểm chứng bằng:
A.cách dùng quỳ tím ẩm.
B.sự giảm thể tích của hỗn hợp khí.
C.sự tạo chất khí màu xanh.
D.sự giảm khối lượng của hỗn hợp khí.
Câu 6 (1 điểm): Cho phản ứng: \({H_2} + B{r_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2HBr.\) HBr là chất:
A.lỏng, màu nâu.
B.khí, tan mạnh trong nước.
C.lỏng, không màu.
D.khí, không tan trong nước.
Câu 7 (1 điểm): Đốt cháy lưu huỳnh trong một bình đựng khí oxi, đáy bình có chứa một ít nước có một mẩu giấy quỳ tím. Lắc nhẹ bình ta thấy quỳ tím:
A.không đổi màu
B.hóa đỏ
C.hóa xanh.
D.không đổi màu, bình có nhiều khói trắng.
Câu 8 (2 điểm): Đốt cháy 1,2 gam cacbon, cho khí CO2 thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch Ca(OH)2.
A.không đổi
B.tăng
C.giảm
D.giảm 5,6 gam.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | A | B | A | B | B | D |
2.Lời giải.
Câu 1: (D)
(4) Sai. Ví dụ: 4P + 5O2 \(\to\) 2P2O5 (t0)
Câu 2: (D)
Chì, mangan, thiếc là các kim loại.
Câu 3: (A)
P là chất nhận oxi.
Câu 4: (B)
\(\eqalign{ & S + {O_2} \to S{O_2}({t^0}) \cr & S{O_2} + {O_2} \to S{O_3}({t^0}) \cr & S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4} \cr & {H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O \cr} \)
Câu 5: (A)
Khí HCl tan trong nước tạo ra dung dịch axit mạnh, làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
Câu 6: (B)
HBr là một chất khí, tan mạnh trong nước.
Câu 7: (B)
S + O2 \(\to\) SO2 (t0)
SO2 tan trong nước tạo dung dịch axit, làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 8: (D)
\(\eqalign{ & C + {O_2} \to C{O_2}({t^0}) \cr & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O \cr & {n_{C{O_2}}} = {{1,2} \over {12}} = 0,1mol \cr&\Rightarrow {m_{C{O_2}}} = 4,4gam. \cr & {m_{CaC{O_3}}} = 0,1.100 = 10gam. \cr} \)
Khối lượng của dung dịch giảm là: \(10 - 4,4 = 5,6\) gam.
Đề thi vào 10 môn Toán Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 4. HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
Đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Văn biểu cảm