Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
… Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.
(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yếu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi, ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh, thiếu niên những kỹ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu và cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy các giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Có như vậy, lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ mới bị đẩy lùi, xã hội ta mới phát triển trong sự hài hòa và nhân văn.
(Theo http://tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)
Câu 1. Mở đầu đoạn trích, người viết nêu lên thực trạng gì?
A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm
B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động
C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng
D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp, giàu nhân văn
Câu 2. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?
A. Vô cảm là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì
B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có)
C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức
D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan.
Câu 3. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của ai?
A. Trách nhiệm của gia đình
B. Trách nhiệm của nhà trường
C. Trách nhiệm của xã hội
D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
Câu 4. Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?
A. Kinh tế phát triển vững mạnh
B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị
C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa và nhân văn
D. Môi trường học tập lành mạnh, trong sáng
Câu 5. Theo tác giả, xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?
Câu 6. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng.
Câu 7. Theo em, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đẩy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về vai trò của nhà trường đối với mỗi người.
Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go)
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Mở đầu đoạn trích, người viết nêu lên thực trạng gì? A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp, giàu nhân văn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Mở đầu đoạn trích, người viết nêu lên thực trạng hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm):
Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”? A. Vô cảm là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có) C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan. |
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của từ “vô cảm”
Lời giải chi tiết:
Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có)
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của ai? A. Trách nhiệm của gia đình B. Trách nhiệm của nhà trường C. Trách nhiệm của xã hội D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.25 điểm):
Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào? A. Kinh tế phát triển vững mạnh B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa và nhân văn D. Môi trường học tập lành mạnh, trong sáng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ phát triển trong sự hài hòa và nhân văn
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm):
Theo tác giả, xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng.
Câu 6 (0.5 điểm):
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. |
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
Gia đình, nhà trường và xã hội / có một vai trò hết sức quan trọng.
CN VN
Câu 7 (1.0 điểm):
Theo em, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đẩy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em, nêu được ít nhất 2 biện pháp/ việc làm
Lời giải chi tiết:
Trách nhiệm của học sinh:
- Chăm chỉ học tập, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng
- Tôn trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống và đạo lý tốt đẹp của dân tộc
- Gần gũi, quan tâm, yêu thương và chia sẻ với những người ở xung quanh…
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về vai trò của nhà trường đối với mỗi người. |
Phương pháp giải:
Nêu quan điểm của em
Lời giải chi tiết:
- Giải thích: Nhà trường là nơi dạy dỗ, truyền tải những tri thức về mọi mặt trong cuộc sống cho chúng ta thông qua sự giáo dục của thầy cô giáo.
- Bàn luận:
+ Nhà trường luôn mang lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất. Những tri thức, phẩm chất đạo đức tốt. Là nơi giúp hình thành nhân cách của con người.
+ Nhà trường là một thế giới của những điều mới lạ, thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương. Là nơi của những tấm lòng nhân hậu, nơi chắp cánh cho những ước mơ của những thế hệ trẻ.
+ Nhà trường cho chúng ta một hành trang vững chắc để có thể bước ra ngoài xã hội, khám phá cuộc sống. Nhà trường không thể thiếu được trong cuộc sống, trong một đất nước, trong việc phát triển của quốc gia.
- Mở rộng: Luôn trân trọng những giá trị tốt đẹp của nhà trường; lên án, phê phán các hành vi làm phương hại đến giá trị, các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường.
- Bài học: Là những học sinh, chúng ta hãy luôn tôn trọng, biết ơn, yêu thương những ngôi trường mà chúng ta học. Bởi đó là nơi, đưa chúng ta đến với hạnh phúc của cuộc đời. Nơi chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go) |
Phương pháp giải:
1. Mở bài: giới thiệu về tác giả và nêu vấn đề cần cảm nhận
2. Thân bài: Cảm nhận về tình mẫu tử trong bài thơ
- Dẫn dắt vấn đề
- Tình mẫu tử trong đoạn thơ thứ nhất
- Tình mẫu tử trong đoạn thơ thứ hai
- Khái quát vấn đề
3. Kết bài: Khẳng định nội dung của bài thơ là ca ngợi tình mẫu tử
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: giới thiệu về tác giả và nêu vấn đề cần cảm nhận
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ gia đoạn dầu thế kì XX. Mây và sóng (xuất bản năm 1990), sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
- Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
2. Thân bài: Cảm nhận về tình mẫu tử trong bài thơ
- Dẫn dắt vấn đề: Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm của em bé chính là Mẹ.
- Tình mẫu tử trong đoạn thơ thứ nhất:
+ Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi “Mẹ ơi” của em bé và sau đó là lời kể lại cuộc đối thoại giữa em và những người sống trên mây và sóng. Em bé được mây và sóng rủ rê, mời gọi bằng những đề nghị vô cùng hấp dẫn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” và “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.
Mẹ ơi, trên mây có người gọn con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
…..
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
+ Trước lời mời gọi của những người sống trên mây, em bé hỏi làm cách nào để em có thể đến chơi với họ. Họ nói em đến bên bờ Trái Đất họ sẽ đưa em lên. Những tưởng em bé đồng ý nhưng không, em nghĩ đến mẹ mình.
+ Em nói em phải ở nhà với mẹ, em không thể bỏ mẹ em ở nhà một mình được. Học cười rồi bay đi, em liền nghĩ ra một trò chơi thích thú hơn. Em sẽ là mây còn mẹ sẽ là trăng còn bầu trời kia là ngôi nhà của hai mẹ con. Nhà của em là vũ trụ bao la rộng lớn.
- Tình mẫu tử trong đoạn thơ thứ hai:
+ Từ chối lời mời thứ nhất thì những người ở trong nước cũng đến mời gọi em bé đến chơi với họ:
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến lúc hoàng hôn
….
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
+ Những người trong sóng ngày đêm hát cả ngày ngao du đây đó. Họ mời em bé đến chơi, em cũng hỏi làm thế nào có thể đến được với họ. Họ trả lời em hãy đến bên bờ biển nhắm mắt lại là họ sẽ đưa em đi. Nhưng nghĩ đến mẹ em lại quyết định ở với mẹ. Họ chỉ cười rồi bỏ đi, em bé lăn mãi vào lòng mẹ vỗ vào gối mẹ cười giòn tàn
+ Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào “rời mẹ” dù chỉ trong một khoảnh khắc.
- Khái quát vấn đề:
+ Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại: “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. Như vậy, khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
+ Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ. Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như nhứng những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng.
3. Kết bài: Khẳng định nội dung của bài thơ là ca ngợi tình mẫu tử
- Tình mẹ con trong câu thơ thật sâu đậm, đây là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào chăng nữa nhưng tình mẹ con vẫn mãi mãi muôn đời, vẫn tồn tại theo thời gian, vẫn ẩn hiện trong không gian rộng lớn.
- Với hình thức đối thoại và cách sử dụng, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng và bất diệt. Nó là điểm tựa để con hướng tới tương lai tươi sáng, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc đời
Đề thi học kì 2
Unit 4. My Neighbourhood
Unit 2: It's delicious!
BÀI 9
Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6