Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?
A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước
B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể
C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói.
Câu 2. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:
A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo
B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội
C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội
D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình
Câu 3. Văn bản Cô bé bán diêm thuộc thể loại gì?
A. Truyện cổ tích
B. Tùy bút
C. Tiểu thuyết
D. Truyện thần thoại
Câu 4. Đối với Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa
B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ
C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô
Câu 5. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:
A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành
B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu
D. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu
Câu 6. Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, “ngày môi trường” ở đây chỉ điều gì?
A. Chăm chỉ làm việc
B. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
C. Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống
D. Tiết kiệm điện
Câu 7. Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
A. Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống
B. Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
C. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Thơ
D. Kịch
Câu 9. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 10. Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?
1. Con ngựa đá con ngựa đá
2. Con kiến bò đĩa thịt bò
3. Học sinh học sinh học
A. Không có tấc dụng gì cả
B. Làm cho câu nói thú vị hơn
C. Khiến cho câu nói dễ hiểu
D. Đáp án khác
Câu 11. Dấu chấm phẩy dùng để?
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
D. A và B đúng
Câu 12. Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tục ngữ Việt Nam có câu:
Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ.
Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì? A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là: A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Văn bản Cô bé bán diêm thuộc thể loại gì? A. Truyện cổ tích B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện thần thoại |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản Cô bé bán diêm thuộc thể loại truyện cổ tích
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Đối với Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào? A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Đối với Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng sẽ quyết định số phận của cô
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Chọn khái niệm đúng về đoạn văn: A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu D. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu |
Phương pháp giải:
Nhớ lại khái niệm đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm):
Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, “ngày môi trường” ở đây chỉ điều gì? A. Chăm chỉ làm việc B. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên C. Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống D. Tiết kiệm điện |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, “ngày môi trường” ở đây chỉ thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm):
Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? A. Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống B. Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn C. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Con là… là văn bản thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Thơ D. Kịch |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Con là… là văn bản thuộc thể loại thơ
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.25 điểm):
Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Biểu cảm |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý lời kể
Lời giải chi tiết:
Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.25 điểm):
Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học A. Không có tác dụng gì cả B. Làm cho câu nói thú vị hơn C. Khiến cho câu nói dễ hiểu D. Đáp án khác |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: làm cho câu nói thú vị hơn
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Dấu chấm phẩy dùng để? A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng D. A và B đúng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dấu chấm phẩy
Lời giải chi tiết:
A và B đúng
=> Đáp án: D
Câu 12 (0.25 điểm):
Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định
Lời giải chi tiết:
Sai
=> Đáp án: B
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Tục ngữ Việt Nam có câu: Cá không ăn muối cá ươn. Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Luận điểm (quan điểm): Đồng ý với câu tục ngữ:
- Lí lẽ:
+ Cha mẹ là người sinh thành ra chúng ta nên lúc nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện.
+ Cha mẹ rất yêu thương con nên luôn muốn con đạt được những điều tốt đẹp, chỉ dạy con những điều đúng đắn.
+ Cha mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm sống, biết được đúng sai, biết được việc nên làm, việc phải tránh.
+ Thực tế nhiều bạn cãi lời cha mẹ, phớt lờ lời khuyên của cha mẹ (như cá không ăn muối) mà phải nhận những thất bại cay đắng.
+ Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục.
+ Chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha mẹ một cách chọn lọc.
Câu 2 (5 điểm):
Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại buổi trải nghiệm lao động đáng nhớ và kể lại.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh.
Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón.
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa, ... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
Chủ đề 8. Khám phá thế giới nghề nghiệp
CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG - SBT
GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 1. NHÀ Ở
Unit 9: Getting around
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6