Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề thi
Đáp án
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề thi
Đáp án

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

A. Cu Đơ

B. Trà Long

C. Đo Đo

D. Sương Mơ

Câu 3. Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn

B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi

C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền

D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

B. Bình dị, nhẹ nhàng

C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

D. Đậm bản sắc vùng cao

Câu 5. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 6. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?

A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

C. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

D. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

Câu 7. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì?

A. Kể lại sự tích Thánh Gióng

B. Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng

C. Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

D. Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh

Câu 8. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Câu 9. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 10. Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

A. Như những đốm lửa vô hình

B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi

C. Hai người khổng lồ

D. Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát

Câu 11. Sự thông cảm, tình thương yêu cùa nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?

A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời

B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười

C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 12. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con

B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha

C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con

D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác

Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép

Lời giải chi tiết:

Sai

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

A. Cu Đơ

B. Trà Long

C. Đo Đo

D. Sương Mơ

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ Đo Đo đã được tác giả nhắc tới

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn

B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi

C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền

D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

B. Bình dị, nhẹ nhàng

C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

D. Đậm bản sắc vùng cao

Phương pháp giải:

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết:

Bình dị, nhẹ nhàng không phải đặc điểm thơ của Y Phương

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ nhiều nghĩa

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?

A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

C. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

D. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ mượn

Lời giải chi tiết:

Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác => Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì?

A. Kể lại sự tích Thánh Gióng

B. Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng

C. Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

D. Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.25 điểm):

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Phương pháp giải:

Nhớ lại hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.25 điểm):

Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt biểu cảm không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

=> Đáp án: C

Câu 10 (0.25 điểm):

Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

A. Như những đốm lửa vô hình

B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi

C. Hai người khổng lồ

D. Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với những ngọn hải đăng đặt trên núi

=> Đáp án: B

Câu 11 (0.25 điểm):

Sự thông cảm, tình thương yêu cùa nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?

A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời

B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười

C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Tất cả đáp án trên

=> Đáp án: D

Câu 12 (0.25 điểm):

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con

B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha

C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con

D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con

=> Đáp án: A

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Viết đoạn văn (khoảng 7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Mỗi người sinh ra chúng ta đều có những sự khác biệt, không ai giống ai. Và việc ngoại hình hay hình thức bên ngoài của mỗi người khác nhau nhưng lại có những người chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. Bạn hãy biết rằng, ngoại hình hay hình thức bên ngoài không phải là điều mà chúng ta có thể tự mình chọn lựa được. Họ sẽ bị tổn thương với những lời chê bai, chế giễu. Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ nghĩ đến những điều tiêu cực và làm những hành động tiêu cực, gây tổn thương đến mình và những người xung quanh. Vậy nên chúng ta phải tôn trọng những sự khác biệt về hình thức của mọi người.

Câu 2 (5 điểm):

Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Phương pháp giải:

– Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

– Thân bài:

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Với tôi, chuyến đi đáng nhớ nhất và nghỉ hè năm ngoái. Tôi đã có dịp đến thăm thành phố Đà Lạt cùng với bố mẹ.

Mấy hôm trước, bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình. Sáu giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc tám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú. Em xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vị làm sao!

Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn. Trên đường đi, em được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến khách sạn, mọi người trong gia đình nhận phòng, nghỉ ngơi và tắm giặt.

Những ngày sau đó, em được tham quan những điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây… Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của Đà Lạt.

Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quả là một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươi đẹp của mình.

(Nguồn: sưu tầm)

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved