Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng một đầu năm hiện lên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao diêm đã hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
(Han Cri-xti-an An-đéc-xen, Truyện cổ An-đéc-xen, Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 546 – 549)
Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. A và B đúng
Câu 2. Đoạn văn trên viết về nội dung gì?
A. Cái chết của Cô bé bán diêm
B. Viết về những người đi chơi tết
C. Hoàn cảnh cô đơn của cô bé bán diêm
D. Những ảo mộng của cô bé bán diêm
Câu 3. Thời gian diễn ra sự việc trên vào lúc nào?
A. Ngày cuối năm
B. Ngày mồng một đầu năm
C. Lễ Tạ ơn
D. Lễ Tình nhân
Câu 4. Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?
A. Những bao diêm
B. Những cái kì diệu
C. Hai bà cháu
D. Đang mỉm cười
Câu 5. Từ tử thi là từ Hán Việt hay thuần Việt?
A. Hán Việt
B. Thuần Việt
Câu 6. Đặt một câu với từ huy hoàng.
………………………………………………………………………………….
Câu 7. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười.
Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chia sẻ những tình cảm của em dành cho cô bé bán diêm qua đoạn trích.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Thép Mới)
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.
(Đào Vũ)
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
(Hoài Thanh)
d) Ngược lên miền núi cao, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa; vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc. Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình trên dải đất hình chữ S này.
Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. A và B đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý lời của người kể
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Đoạn văn trên viết về nội dung gì? A. Cái chết của Cô bé bán diêm B. Viết về những người đi chơi tết C. Hoàn cảnh cô đơn của cô bé bán diêm D. Những ảo mộng của cô bé bán diêm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên viết về cái chết của cô bé bán diêm
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Thời gian diễn ra sự việc trên vào lúc nào? A. Ngày cuối năm B. Ngày mồng một đầu năm C. Lễ Tạ ơn D. Lễ Tình nhân |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và nhớ lại văn bản truyện
Lời giải chi tiết:
Thời gian: ngày mồng một đầu năm
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.25 điểm):
Cụm từ nào không phải là cụm danh từ? A. Những bao diêm B. Những cái kì diệu C. Hai bà cháu D. Đang mỉm cười |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
“Đang mỉm cười” không phải cụm danh từ
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Từ tử thi là từ Hán Việt hay thuần Việt? A. Hán Việt B. Thuần Việt |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt và thuần Việt
Lời giải chi tiết:
Là từ Hán Việt
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm):
Đặt một câu với từ huy hoàng. …………………………………………………………………………………. |
Phương pháp giải:
Đặt một câu phù hợp
Lời giải chi tiết:
Phố về đêm, cảnh vật thật huy hoàng.
Câu 7 (0.5 điểm):
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Tác giả lại miêu tả em bế đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Vì: Em đã đi và bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương. Nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoái khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh.
Câu 8 (1.0 điểm):
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chia sẻ những tình cảm của em dành cho cô bé bán diêm qua đoạn trích. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe. Em bé bán diêm quả thật đáng thương. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, cô bé phải chết trong giá lạnh. Lạnh về giá rét và lạnh của lòng người. Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang tỏa sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Câu chuyện như nhắc nhở mọi người hãy yêu thương trẻ thơ và hãy dành cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây: a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới) b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ) c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. (Hoài Thanh) d) Ngược lên miền núi cao, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa; vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc. Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình trên dải đất hình chữ S này. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về chức năng của dấu chấm phẩy
Lời giải chi tiết:
Công dụng của dấu chấm phẩy:
a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
c. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
d. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê
Câu 2 (5 điểm):
Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. |
Phương pháp giải:
- Dẫn dắt, giới thiệu trải nghiệm về buổi lao động khiến em nhớ mãi.
- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm.
+ Không gian xảy ra trải nghiệm.
+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai?
- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào?
+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
- Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
“Lao động là vinh quang” - để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.
Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 tháng 3, Đoàn trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Cả lớp được phân công làm vệ sinh khu vườn trường. Các cán bộ lớp phân công bạn mang cuốc xẻng, bạn mang dao kéo, bạn mang bình nước… Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động.
Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Chúng tôi có cảm giác được đi dã ngoại, được tham gia vào cuộc khám phá hơn là công việc lao động. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc.
Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ… Các bạn trai nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước. Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Thỉnh thoảng, Nam “hài” kể câu chuyện cười khiến cả lớp cười sảng khoái, nghiêng ngả. Tiếng cười vang làm chú chim trên cành giật mình vụt bay đi mất. Làm việc thật vui. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Nó chiếu xuống khắp khu vườn sắc vàng rực rỡ, mang đến cho cây cối nguồn vitamin bổ dưỡng nhất. Làm đến gần trưa thì mọi người ai cũng có vẻ thấm mệt. Khuôn mặt thì lấm lem lẫn những giọt mồ hôi lấm tấm. Có đứa mặt dính đất như chú hề trông rất tức cười. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến.
Buổi lao động kết thúc. Chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan. Từ đó chúng tôi nhớ tới lời dạy của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình…”
(Nguồn: sưu tầm)
Bài 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
Unit 2: School
Chủ đề 1. Trường học của em
GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 3. Hoạt động trong trường học
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6