1. Tập đọc: Bốn anh tài
2. Chính tả (Nghe - viết): Kim tự tháp Ai Cập
3. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
4. Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần
5. Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
1. Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
2. Chính tả (Nghe - viết): Chuyện cổ tích về loài người
3. Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
5. Tập đọc: Bè xuôi sông La
6. Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
7. Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Bốn anh tài (tiếp theo)
2. Chính tả (Nghe - viết): Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
3. Luyện từ và câu : Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
5. Tập đọc: Trống đồng Đông Sơn
6. Tập làm văn: Miêu tả đồ vật
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Sức khỏe
8. Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu về địa phương
1. Tập đọc: Sầu riêng
2. Chính tả (Nghe - viết): Sầu riêng
3. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
4. Kể chuyện: Con vịt xấu xí
5. Tập đọc: Chợ tết
6. Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp
8. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
1. Tập đọc: Hoa học trò
2. Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết
3. Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
5. Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
6. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp
8. Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn
2. Chính tả (Nghe - viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân
3. Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
5. Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
7. Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
8. Tập làm văn: Tóm tắt tin tức
1. Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển
2. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
3. Chính tả (Nghe - viết): Khuất phục tên cướp biển
4. Kể chuyện: Những chú bé không chết
5. Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
6. Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Dũng cảm
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Thắng biển
2. Chính tả (Nghe - viết): Thắng biển
3. Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
5. Tập đọc: Ga-vrốt ngoài chiến lũy
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Dũng cảm
8. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Đường đi Sa Pa
2. Chính tả (Nghe - viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4..?
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm
4. Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng
5. Tập đọc: Trăng ơi...từ đâu đến?
6. Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức
7. Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
8. Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Ăng-co Vát
2. Chính tả (Nghe - viết): Nghe lời chim nói
3. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
5. Tập đọc: Con chuồn chuồn nước
6. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
2. Chính tả (Nghe - viết): Đường đi Sa Pa
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc - Tuần 30
5. Tập đọc: Dòng sông mặc áo
6. Tập làm văn: Luyện tập quan sát con vật
7. Luyện từ và câu: Câu cảm
8. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
1. Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười
2. Chính tả (Nghe - viết): Vương quốc vắng nụ cười
3. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
4. Kể chuyện: Khát vọng sống
5. Tập đọc: Ngắm trăng + Không đề
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
2. Chính tả (Nghe - viết): Ngắm trăng. Không đề
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
5. Tập đọc: Con chim chiền chiện
6. Tập làm văn: Miêu tả con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
8. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
1. Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ
2. Chính tả (Nghe - viết): Nói ngược
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
5. Tập đọc: Ăn "mầm đá"
6. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
7. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
Đề 1
Tả một cây có bóng mát
Phương pháp giải:
A. Mở bài
Giới thiệu về cây bàng ở giữa sân trường em.
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường
- Chiều cao: chừng 5, 6 mét
- Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
b. Tả chi tiết
- Gốc bàng: lớn
- Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh
- Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
C. Kết bài
Cây bàng gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của con người
Lời giải chi tiết:
Bài văn tham khảo (tả cây bàng)
Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.
Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng sum suê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.
Đề 2
Tả một cây ăn quả
Phương pháp giải:
A. Mở bài
Giới thiệu chung về cây mít được trồng trong vườn nhà ông bà ngoại
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Thân cây: to, hơn một vòng tay em ôm
- Cành lá: sum suê tỏa bóng mát
b. Tả chi tiết
- Lá mít: dày, to, xanh đậm
- Quả mít: phát triển qua các thời kì
c. Kỉ niệm cả gia đình quây quần ăn mít và trò chuyện vui vẻ
C. Kết bài
Tình cảm đối với cây mít, với ông bà
Lời giải chi tiết:
Bài văn tả cây mít tham khảo
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu.
Cây mít gắn bó với cuộc sống của ông bà em và in đậm trong kí ức của em như vậy đấy. Em mong mỗi năm lại có thể có thêm nhiều lần được về quê với ông bà, cùng ông bà ngắm nhìn sự trưởng thành từng ngày của cây mít trong vườn.
Đề 3
Tả một cây hoa
Phương pháp giải:
A. Mở bài
Giới thiệu chung về cây hoa hồng trong vườn của bà nội
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Được ưu ái trồng ngay lối đi
- Thân cây nhỏ, nhiều nhánh
b. Tả chi tiết
- Lá hoa có màu xanh thẫm, viền răng cưa
- Gai là đặc điểm dễ nhận biết của hoa hồng
- Hoa hồng nhỏ xinh và mỏng manh
c. Hoa hồng thu hút ong bướm
C. Kết bài
Cảm nghĩ về hoa hồng trồng trong vườn của bà
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo
Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.
Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.
Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.
Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.
Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.
Đề 4
Em hãy tả một luống rau hoặc vườn rau.
Phương pháp giải:
A. Mở bài
Giới thiệu vườn rau mà em yêu thích là vườn rau của bác Năm cạnh nhà
B. Thân bài
a. Tả bao quát
Vườn rau nằm trên một khoảng đất rộng trồng rất nhiều loại rau khác nhau
b. Tả chi tiết
Tả chi tiết những loại rau có trong vườn như cải bẹ, xà lách, hành hẹ, cà chua, rau muống, bầu bí.....
c. Hoạt động chăm sóc cho vườn rau của bác Năm
D. Kết bài
Cảm nghĩ của em về vườn rau
Lời giải chi tiết:
Bài văn tham khảo
Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt.
Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm mát mắt. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm… Từng hàng, từng “hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cọng lá úa. Bên những luống hành, hẹ là những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà…
Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả.
Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân… Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE - KHOA HỌC 4
Bài 26. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
Unit 2: Family and Friends
Bài tập cuối tuần 15
Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4