Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện
Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
Bài 38. Đồ dùng loại điện - Quang, đèn sơi đốt
Bài 39. Đèn huỳnh quang
Bài 40. Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
Bài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt : Bàn là điện
Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện
Bài 43. Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
Bài 44. Đồ dùng loại điện - cơ: Quạt điện, máy bơm nước
Bài 45. Thực hành: Quạt điện
Bài 46. Máy biến áp một pha
Bài 47. Thực hành: Máy biến áp
Bài 48. Sử dụng hợp lý điện năng
Bài 49. Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Tổng kết và ôn tập Chương VI - VII
Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
Bài 51. Thiết bị đóng- cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
Bài 52. Thực hành: Thiết bị đóng-cắt và lấy điện
Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
Bài 54. Thực hành: Cầu trì
Bài 55. Sơ đồ điện
Bài 56. Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
Bài 57. Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
Bài 58. Thiết kế mạch điện
Bài 59. Thực hành: Thiết kế mạch điện
Ôn tập Chương VIII
Đề bài
Thực hành bài 59 trang 199 SGK Công Nghệ 8
Lời giải chi tiết
I. CHUẨN BỊ
Vật liệu, dụng cụ:
Máy biến áp 220/6 - 12V hoặc bộ pin, acquy 6 - 12V.
1 cầu chì , 2 công tắc hai cực, 1 công tắc ba cực, 2 bóng đèn 6 - 15W, dây dẫn điện.
Vật liệu, dụng cụ:
Kìm điện, dao nhỏ, tua vít, băng dính cách điện
Bảng nhựa kích thước 25 x 30 cm
Bảng gỗ kích thước 50 x 70 cm
II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH
Bước 1: Mỗi nhóm thảo luận chọn và đưa ra một mạch điện chiếu sáng đơn giản để thiết kế, lắp đặt.
Gợi ý
Mạch điện chiếu sáng gồm : 1 cầu chì, 2 công tắc hai cực điều khiển độc lập 2 bóng đèn (nguồn xoay chiều hoặc một chiều)
Mạch điện chiếu sáng gồm : 1 cầu chì, 1 công tắc ba cực điều khiển đóng - cắt lần lượt 2 bóng đèn.
Bước 2:
Vẽ sơ đồ nguyên lí để thể hiện phương án thiết kế.
Phân tích sơ đồ nguyên lí, so sánh với những đặc điểm của mạch điện cần thiết kế để lựa chọn phương án thích hợp.
Bước 3:
Lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện cho mạch điện được thiết kế.
Bước 4:
Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không?
Các bước
a. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
Trong sơ đồ lắp đặt, thể hiện vị trí công tắc, cầu chì, cách đi dây dẫn điện sao cho an toàn, chắc chắn và đẹp.
b. Tính toán vật liệu và chọn thiết bị, dụng cụ cần thiết
Từ sơ đồ lắp đặt, phải trả lời được các câu hỏi :
Để lắp đặt mạch điện, cần có những vật liệu nào?
Số lượng bao nhiêu?
Để lắp đặt mạch điện cần những thiết bị điện gì?
Cần chuẩn bị những dụng cụ gì cho việc lắp đặt?
c. Lắp mạch điện
d. Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu thiết kế
Kiểm tra mạch điện có được lắp đúng theo sơ đồ lắp đặt không?
Đóng nguồn điện, lần lượt đóng các công tắc để kiểm tra mạch điện có làm việc được như yêu cầu thiết kế không?
Nếu mạch điện không làm việc hoặc làm việc không theo đúng yêu cầu thiết kế, em sẽ xử lí như thế nào?
III. BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Sơ đồ nguyên lí mạch điện thiết kế
- Sơ đồ nguyên lí:
- Sơ đồ lắp đặt:
2. Vật liệu, thiết bị, dụng cụ cho lắp đặt mạch điện
TT | Tên gọi | Số lượng | Số liệu kỹ thuật |
1 | Nguồn điện 6V | 1 | |
2 | Cầu chì | 1 | Sứ |
3 | Công tắc 2 cực | 1 | Nhựa |
4 | Công tắc 3 cực | 1 | Nhựa |
5 | Bóng đèn sợ đốt | 2 | 220V – 25W |
6 | Dây dẫn | 15 |
3. Kết quả vận hành mạch điện
- Làm việc tốt | x |
- Không làm việc |
Unit 7: Environmental protection
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Unit 5: Our Customs and Traditions
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 8
Unit 3. Adventure