Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết nội lực và ngoại lực
? mục 1
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 24 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.
- Kể tên các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 SGK (Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Nguyên sinh sinh ra:
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ;
+ Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt;
+ Chuyển động tự quay của Trái Đất;
+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…
- Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực: châu lục, các dãy núi cao,…
? mục 2
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 26 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy:
- Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Phân tích tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 (Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất) và quan sát hình 7.2, 7.3.
Lời giải chi tiết:
* Ngoại lực
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 26 SGK Địa lí 10
Nêu sự khác nhau của nội lực và ngoại lực (về khái niệm, nguyên nhân).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về nội lực và ngoại lực.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí | Nội lực | Ngoại lực |
Khái niệm | Lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. | Lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. |
Nguyên nhân | - Sự phân hủy các chất phóng xạ; - Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt; - Chuyển động tự quay của Trái Đất; - Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,… | Chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. |
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng 1 trang 26 SGK Địa lí 10
Các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trình nội lực hay quá trình ngoại lực, cụ thể là quá trình nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về quá trình nội lực và quá trình ngoại lực:
- Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
Lời giải chi tiết:
- Các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trình ngoại lực.
- Cụ thể, do quá trình vận chuyển và bồi tụ.
(Hai đồng bằng này được hình thành do phù sa sông bồi tụ, vật liệu được các con sông vận chuyển từ nơi khác đến).
Giải bài vận dụng 2 trang 26 SGK Địa lí 10
Hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân hoặc tìm kiếm thông tin trên Internet.
Lời giải chi tiết:
Một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam:
- Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình);
- Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình);
- Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- Cụm hang động Tràng An (Ninh Bình);
- Hang Sửng Sốt (Quảng Ninh),…
Chương 9. Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chủ đề 2. Vai trò của Sử học
Bình Ngô đại cáo
CLIL
Chương 3. Liên kết hóa học