Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát:
- "Bãi cát dài":
+ Nghĩa đen chỉ những con đường miền Trung đầy cát trắng.
+ Nghĩa bóng chỉ con đường thi cử mờ mịt và đường đời nhiều thử thách, gian nan.
- "Sông", "núi", "biển": chỉ khó khăn trùng điệp trước mắt; gợi không gian bị phong tỏa, bế tắc.
- "Khách":
+ Người bộ hành đi trên cát.
+ Là con người cô độc đi tìm chân lý giữa cuộc đời mờ mịt, người trí thức đi tìm lẽ sống giữa bối cảnh triều Nguyễn trì trệ, bảo thủ.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nội dung và sự liên kết ý trong 6 câu:
- Hai câu "Không học được tiên ông phép ngủ/ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi": mượn điển tích xưa để thể hiện nỗi chán nản vì phải hành hạ mình theo đuổi thi cử, công danh.
- Bốn câu "Xưa nay phường danh lợi/…/ Người say vô số tỉnh bao người": nói về sự cám dỗ của công danh đối với người đời, danh lợi cũng là thứ rượu làm say lòng người.
=> Sự liên kết ý: không say danh lợi nhưng phải cùng tất tả nhọc nhằn với những kẻ say danh lợi, tác giả cho thấy cần phải thoát ra khỏi cơn say vô nghĩa đó. Đó cũng là cái nhìn chán ghét và phê phán đối với lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát:
- Cô độc, chán nản, mệt mỏi: "đi một bước như lùi một bước", "nước mắt rơi".
- U uất, chua chát, tự trách mình không bỏ mặc mọi thứ được như tiên ông: "Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối giận khôn vơi".
- Khát khao thoát khỏi con đường danh lợi tầm thường: "Xưa nay phường danh lợi/…/ Người say vô số, tỉnh bao người".
- Trăn trở, bế tắc trước con đường thi cử mịt mờ: "Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/…/ Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt".
- Bi phẫn, tuyệt vọng: "Anh đứng làm chi trên bãi cát?"
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu:
- Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp.
- Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3.
- Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Bài thơ đã biểu lộ:
+ Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời
+ Niềm khát khao thay đổi cuộc sống, tác giả nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.
+ Thể hiện một Cao Bá Quát với nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.
=> Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lý do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh đi trên bãi cát dài bất tận và hình ảnh lữ khách.
- Phần 2 (6 câu tiếp theo): Tâm trạng suy tư của lữ khách.
- Phần 3 (còn lại): Sự bế tắc của lữ khách trước con đường trắc trở phía trước.
ND chính
Chương I. Dao động
Unit 3: Global warming and Ecological systems
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Chương III. Điện trường
Chương III. Điện trường
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11