Phần I
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN
1.
- Bản tin thông báo kết quả của đội tuyển Olympic toán Việt Nam trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế.
- Thông tin đó là niềm vui mừng, tự hào của ngành Giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng.
2.
- Bản tin có tính chất thời sự ở thời điểm công bố vì đó là thông tin nóng hổi, nói về sự kiện mới vừa diễn ra.
3.
- Không cần đưa vào những thông tin chi tiết như: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn,…
4.
- Việc đưa tin cụ thể, chính xác tạo ra độ tin cậy cao cho người đọc. Bởi vì đó là những thời gian, địa điểm có thực, mang tính quốc tế.
5.
- Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: thông báo chân thực, kịp thời thông tin có tính thời sự, ý nghĩa.
Phần II
II - CÁCH VIẾT BẢN TIN
1. Khai thác và lựa chọn tin
a. Để được lựa chọn đưa tin, sự kiện đó phải có ý nghĩa xã hội và được dư luận quan tâm.
b. Phân tích tính sáng tỏ các nội dung trong bản tin:
- Việc đã xảy ra: đội tuyển Ô-lym-pich Toán Việt Nam tham gia cuộc thi Ô-lym-pich toán quốc tế và đạt giải cao.
- Việc xảy ra ở đâu: "tại thủ đô A-ten, Hy Lạp"
- Việc xảy ra khi nào: "từ ngày 14 đến 16/7"
- Ai làm việc đó: "đội tuyển Việt Nam"
- Việc xảy ra như thế nào: cuộc thi Ô-lim-pich toán quốc tế có hơn 500 thí sinh với 85 nước tham gia, đội tuyển VN có 6 thí sinh tham gia.
- Kết quả: "đội tuyển VN xếp thứ 4 toàn đoàn (196 điểm). Cả 6 thành viên đội tuyển Vn đều đạt huy chương: 4HCV, 2HCB".
=> Tin được lựa chọn cần đảm bảo có ý nghĩa xã hội cụ thể, chính xác. Các nội dung cơ bản cần làm rõ là thời gian, địa điểm, các đối tượng tham gia, diễn biến sự kiện, kết quả…
2. Viết bản tin
a. Cách đặt tên
- Tên của hai bản tin trang 161,162/SGK đều khái quát nội dung của tin (sự kiện và kết quả của sự kiện).
- Các tiêu đề "Ai giết tổng thống Ken-nơ-đi?", "Cầu thủ đắt giá nhất Bra-xin", "Hành là chính" hấp dẫn và lôi cuốn nhờ cách diễn đạt đặc biệt gây tò mò, cách đặt câu hỏi, chơi chữ.
- Tiêu đề bản tin thường ngắn gọn gồm 1 cụm từ/1 câu trần thuật/1 câu nghi vấn.
b. Cách mở đầu bản tin: thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c. Triển khai chi tiết bản tin: có thể nêu cụ thể, chi tiết hơn về sự kiện hoặc cắt nghĩa cụ thể nguyên nhân/kết quả của sự kiện.
Luyện tập
Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Những sự kiện có thể viết bản tin: A, B, D, E.
Câu 2 (trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Giống: đều nhằm cung cấp thông tin mới và có ý nghĩa.
- Khác:
+ Bản tin: chỉ đơn thuần để thông báo tin tức.
+ Quảng cáo: chào mời khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
+ Phóng sự điều tra: độ dài lớn hơn bản tin, có miêu tả cụ thể và bình luận về sự kiện.
Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
VD:
Bản tin Đội tuyển Ô-lym-pich Toán VN xếp thứ 4 toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn như sau:
Đội tuyển VN xếp thứ 4 toàn đoàn trong cuộc thi Ô-lim-pich Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến 16 tháng 7.
Unit 4: Home
Chủ đề 3: Thị trường lao động, việc làm
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương IV - Hóa học 11
Chuyên đề 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chủ đề 1. Xây dựng và phát triển nhà trường
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11