Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam)
Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)
Chữ người tử tù
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt trang 28
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Củng cố mở rộng trang 37
Thực hành đọc: Tê - dê (trích Thần thoại Hy Lạp)
Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)
Mùa xuân chín
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa - trang 58
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Củng cố mở rộng trang 70
Thực hành đọc: Cánh đồng
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích)
Yêu và đồng cảm (trích)
Chữ bầu lên nhà thơ (trích)
Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa trang 86
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
Củng cố, mở rộng trang 94
Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi (trích)
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (trích I-li-át)
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (trích Đăm Săn)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản trang 112
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Củng cố mở rộng trang 121
Thực hành đọc: Ra- ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Huyện đường (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân
Viết báo cáo nghiên cứu
Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Củng cố mở rộng trang 151
Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường (trích tuồng Sơn Hậu)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Chùm thơ hai - cư
Nội dung chính
Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên. |
Trước khi đọc
Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài thơ nào? Điều gì khiến nó được lưu mãi trong tâm trí bạn?
Phương pháp giải:
Dựa vào các bài thơ đã đọc
Lời giải chi tiết:
Bài thơ ngắn nhất đã từng đọc là một bài thơ Vận nước của thiền sư Đỗ Pháp:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lí thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.
→ Bài thơ tuy ngắn gọn, âm điệu nhẹ nhàng, chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của nhà thơ.
Trong khi đọc Câu 1
Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ thứ nhất
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự tưởng tượng
Gợi ý:
- Màu sắc: màu nâu (củi), màu đen (quạ), màu vàng (chiều thu)
- Không khí: buồn, vắng lặng
Trong khi đọc Câu 2
Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản trang 45
Lời giải chi tiết:
Bài thơ thứ hai gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những bông hoa triêu nhan tím quấn vào sợi dây gàu bên giếng.
Trong khi đọc Câu 3
Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
“Con ốc” gợi lên hình ảnh một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.
“Núi Fu-ji” gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.
Sau khi đọc Câu 1
Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.
Phương pháp giải:
Xem lại ba bài thơ và xác định hình ảnh trung tâm.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ | Hình ảnh trung tâm |
Bài 1 | Con quạ |
Bài 2 | Hoa triêu nhan |
Bài 3 | Con ốc nhỏ |
Nhận xét: Nhân vật trung tâm trong các bài thơ là những sự vật, hiện tượng nhỏ bé, bình thường.
Sau khi đọc Câu 2
Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.
Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản đã học.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh cánh quả đậu trên cành khô trong bài thơ thứ nhất gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.
Sau khi đọc Câu 3
Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ số 2
Lời giải chi tiết:
- Nhà thơ phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng.
- Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương nên bà chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp được hiện hữu.
Sau khi đọc Câu 4
Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ thứ 2 và rút ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Fu-ji là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.
Kết nối đọc - viết
Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư
Phương pháp giải:
Xem lại thơ hai cư
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Đây chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của bài thơ hai-cư.
Sau khi đọc Câu 5
Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ số 1
Lời giải chi tiết:
Cành cây, con quạ, chiều thu toát ra sự cô tịch. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không rỗng rang.
Sau khi đọc Câu 6
Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ số 2
Lời giải chi tiết:
Thiền Ni Chiyo ra giếng lấy nước. Bà thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng.
→ Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.
Sau khi đọc Câu 7
Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?
Phương pháp giải:
Xem lại bài thơ số 3
Lời giải chi tiết:
Hành trình con ốc trèo lên núi Phú Sĩ gợi lên cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão, khát vọng của con người. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình.
Điều mà chúng ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ trên hành trình, nỗ lực hết sức mình trên hành trình chinh phục lý tưởng sống của mình.
Đề kiểm tra 15 phút học kì I
Unit 4: Home sweet home
Đề thi giữa kì 1
Đi san mặt đất
Unit 1: Feelings
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10