Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam)
Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)
Chữ người tử tù
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt trang 28
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Củng cố mở rộng trang 37
Thực hành đọc: Tê - dê (trích Thần thoại Hy Lạp)
Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)
Mùa xuân chín
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa - trang 58
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Củng cố mở rộng trang 70
Thực hành đọc: Cánh đồng
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích)
Yêu và đồng cảm (trích)
Chữ bầu lên nhà thơ (trích)
Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa trang 86
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
Củng cố, mở rộng trang 94
Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi (trích)
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (trích I-li-át)
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (trích Đăm Săn)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản trang 112
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Củng cố mở rộng trang 121
Thực hành đọc: Ra- ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Huyện đường (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân
Viết báo cáo nghiên cứu
Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Củng cố mở rộng trang 151
Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường (trích tuồng Sơn Hậu)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời
Nội dung chính
Đoạn trích kể về hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn.
Tóm tắt
Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, vang danh đến thần, tiếng tăm lừng lẫy khắp núi rừng. Nhưng chàng vẫn quyết tâm ra đi để chinh phục Nữ thần Mặt Trời, muốn bắt nàng về làm vợ lẽ cho mình. Đăm Săn đã một mình đi suốt nhiều ngày liền, băng rừng vượt núi để đến nhà Nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về, mặc cho Nữ thần Mặt Trời cảnh báo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Trên đường về, cả người và ngựa của Đăm Săn đều bị kéo chìm xuống bùn lầy.
Trước khi đọc Câu 1
Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)
Phương pháp giải:
Sưu tầm thông tin qua tranh ảnh, sách báo, mạng xã hội hoặc từ kinh nghiệm thực tế của em
Lời giải chi tiết:
Người Ê-đê có những nét văn hóa rất đặc sắc trong đời sống cũng như sinh hoạt cộng đồng, được thể hiện ở một số điểm sau:
- Nhà ở: người Ê-đê thường dựng nhà dài, vừa là nơi ở vừa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa
- Trang phục: màu xám hoặc màu chám, có hoa văn sặc sỡ. Nữ thường quấn váy, nam thì mặc áo và đóng khố; thường dùng trang phục bằng bạc, đồng, hạt cườm
- Ẩm thực: người dân Ê-đê ưa dùng thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống
- Lễ hội: người dân Ê-đê có cây nêu ngày Tết, ghế Kpan, cồng chiêng, lễ khôn lớn, lễ hội mùa xuân, lễ hội cúng bến,...
- Ngoài ra, người Ê-đê còn có văn hóa mẫu hệ và rất coi trọng đời sống tâm linh.
Trước khi đọc Câu 2
Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa
Phương pháp giải:
Liên hệ với nền văn hóa của các nước để đưa ra ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
Ở nhiều nơi quan niệm mặt trời là sự sống, ánh sáng và niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước.
Trong khi đọc Câu 1
Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn đầu văn bản, liệt kê những chi tiết miêu tả sự xuất hiện của Đăm Săn ở nhà Đăm Par Kvây
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết miêu tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây là:
- Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây
- Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung
- Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy
Trong khi đọc Câu 2
Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trang 106
Lời giải chi tiết:
Đăm Săn được tiếp đón như một khách quý trong nhà Đăm Par Kvây, họ trải chiếu, mang thuốc sợi, thuốc lá, trầu cho Đăm Săn hút, ăn. Họ giết gà, giã gạo, nấu cơm mời Đăm Săn. Không những thế còn mang rất nhiều thứ rượu quý mời chàng uống.
Trong khi đọc Câu 3
Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời
Phương pháp giải:
Dựa vào lời thoại của mọi người nói với Đăm Săn khi ở nhà Đăm Par Kvây
Lời giải chi tiết:
Khi ở nhà Đăm Par Kvây, lúc biết ý định đến nhà Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn, mọi người đều khuyên chàng không nên đi.
Từ đó có thể dự đoán hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời là con đường không hề dễ dàng.
Trong khi đọc Câu 4
Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê lời khuyên của Đăm Par Kvây dành cho Đăm Săn
Lời giải chi tiết:
Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn: “Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đây, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!”
Trong khi đọc Câu 5
Thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây?
Phương pháp giải:
Dựa vào lời thoại đáp trả của Đăm Săn để trả lời
Lời giải chi tiết:
Khi được Đăm Par Kvây khuyên, Đăm Săn vẫn quyết tâm giữ vững ý định đi bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ của mình, chàng cương quyết, không run sợ trước những lời cảnh báo đó mà ngược lại còn quyết tâm đi hơn “Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”. Chàng tự tin không ai dám chống lại người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu, vai mang vải hoa là mình.
Trong khi đọc Câu 6
Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản
Phương pháp giải:
Xem lại phần chú thích văn bản và đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời trong văn bản với phần chú thích được miêu tả đồng nhất, đều là nơi quạnh vắng, đìu hiu và heo hắt. Mãi tới khi đến tận cửa nhà mới có tiếng người, tiếng cười nói và quang cảnh tấp nập của cuộc sống sinh hoạt ngày thường.
Trong khi đọc Câu 7
Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trang 108 và trả lời
Lời giải chi tiết:
Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong văn bản hiện lên xinh đẹp và lấp lánh với mọi thứ bằng vàng, cho thấy sự sang trọng và giàu có. Mặt trăng, mặt trời, sấm chớp và các hiện tượng thiên nhiên bao quanh ngôi nhà tạo nên khung cảnh tấp nập, ồn ào, náo nhiệt.
Trong khi đọc Câu 8
Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn về sự xuất hiện của Nữ Thần Mặt Trời
Lời giải chi tiết:
Qua lời thoại và sự tôn kính của người hầu dành cho Nữ Thần Mặt Trời, gợi cho em suy nghĩ đây là một người phụ nữ xinh đẹp và quyền năng, quý phái, được tất cả mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng.
Trong khi đọc Câu 9
Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của Nữ Thần Mặt Trời dành cho Đăm Săn
Lời giải chi tiết:
Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn vì nàng còn phải lo cho sinh mệnh, sự sống của rất nhiều loài vật trên trái đất này. Hơn thế, nàng còn là con của Trời nên nàng không thể đi cùng Đăm Săn.
Trong khi đọc Câu 10
Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trước khi ra về của Đăm Săn
Lời giải chi tiết:
Khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, "tôi không về", "có lấy được nàng tôi mới về",… Nhưng sau đó, khi Nữ Thần Mặt Trời vẫn không thay đổi quyết định, chàng đành từ bỏ.
Trong khi đọc Câu 11
Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?
Phương pháp giải:
Dựa vào lời cảnh báo của Nữ Thần Mặt Trời về sự mạo phạm của Đăm Săn để tưởng tượng chàng sẽ có kết cục như thế nào khi ra về
Lời giải chi tiết:
Đăm Săn khi ra về rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt của thần Trời vì đã mạo phạm đến con gái ngài, có thể là bị sét đánh, ngã ngựa, bị thiêu chết hoặc bị dìm chết.
Sau khi đọc Câu 1
Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản, nắm được cốt truyện và các sự việc chính quanh nhân vật Đăm Săn
- Liên hệ với hình tượng người anh hùng trong sử thi để suy nghĩ những sự kiện này bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật
Lời giải chi tiết:
Những sự kiện chính trong đoạn trích:
- Đăm Săn đi gặp “ơ diêng” - người bạn, bằng hữu thân thiết của mình là Đăm Par Kvây để nói về ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời của mình
- Đăm Săn lên đường ra đi, đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời.
- Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ của mình với thái độ rất kiên quyết và bị từ chối
- Đăm Săn ra về, nhưng ngựa của chàng bị lún dần xuống mặt đất và cuối cùng của người và ngựa đều chết chìm
Những sự kiện trên cho thấy Đăm Săn là người anh hùng tiêu biểu của sử thi với những phẩm chất như dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường, có tài trí hơn người; có lý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Đây đều là những phẩm chất tiêu biểu của người anh hùng trong sử thi.
Sau khi đọc Câu 2
Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của người dẫn chuyện, những đoạn miêu tả nhân vật và lời thoại của những nhân vật chính.
- Dựa vào đặc trưng của sử thi để chỉ ra tính đặc trưng của thể loại này trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, các nhân vật chính thường đi kèm với các lời dẫn, lời miêu tả, lời thoại tiêu biểu như:
- Lời kể: "họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển", "bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân",…
- Lời miêu tả: "Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa… tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy", "người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần",…
- Lời thoại:
+ “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”
+ “… thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”
+ “… có lấy được nàng tôi mới về”
Những lời thoại, lời kể và miêu tả trên đã góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của nhân vật một cách chi tiết và rõ nét hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh của Đăm Săn xuất hiện trong mắt dân làng cho thấy sự khác biệt và phi thường của chàng, những lời nói, hành động của Đăm Săn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm và có khát vọng lớn lao của chàng.
Những đặc trưng của lời văn sử thi cũng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích này như:
- Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”
- Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ
- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian
Sau khi đọc Câu 3
Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời dẫn truyện
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba.
Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê:
- Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng.
- Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu.
Sau khi đọc Câu 4
Theo bạn, hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Chú ý tới những chi tiết miêu tả nhân vật Nữ Thần Mặt Trời trong đoạn trích
- Dựa vào mối liên hệ giữa nhân vật này và khao khát của Đăm Săn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong đoạn trích với những chi tiết "nàng mặc một cái váy loáng như sét, ánh như chớp… không thấy có một ai như nàng cả… thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công..." cho thấy nhân vật này xuất hiện với nhiều ý nghĩa:
- Nàng là con của Thần Đất và Thần Trời, là biểu tượng cho cái đẹp của hai sự vật thiêng liêng này
- Đăm Săn muốn bắt nàng về làm vợ lẽ nhưng không được, điều đó cho thấy sự xuất hiện của nàng còn mang ý nghĩa là lời cảnh báo trước cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người
Sau khi đọc Câu 5
Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?
Phương pháp giải:
Chú ý đoạn cuối tác phẩm, phần miêu tả về cái chết của Đăm Săn
Lời giải chi tiết:
Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người, vì Đăm Săn là người trần thế, nhưng lại dám ngang nhiên đi bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ lẽ cho mình, việc làm này đã động đến Thần Trời, Thần Đất nên bị trừng trị. Mặt Trời càng lên cao, thì ngựa của chàng lại càng dính, và mặt đất cứ thế lôi cả người lẫn ngựa chìm xuống. Điều đó cho thấy Đăm Săn đã phạm tội với cả hai đấng tối cao này và việc trừng trị chàng cũng là sự kết hợp của hai yếu tố ấy.
Sau khi đọc Câu 6
Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?
Phương pháp giải:
Chú ý những chi tiết nhắc đến phong tục, tập quán của người Ê-đê trong văn bản
Lời giải chi tiết:
- Phong tục đón khách: khi có người đến thăm nhà, người hầu sẽ chạy ra đón tiếp "kẻ giữ ngựa tháo yên, người đưa lời thăm hỏi,…", trải chiếu, giết gà, mang rượu ra để đãi khách, chủ nhà sẽ ăn mặc chỉnh tề, chỉn chu để tiếp khách
- Tôn thờ trời, đất và những đấng thiêng liêng
- Đề cao người anh hùng
Sau khi đọc Câu 7
Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?
Phương pháp giải:
Chú ý tới những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai tác phẩm này
Lời giải chi tiết:
Tương đồng:
- Đề cao, coi trọng vị trí của người anh hùng trong xã hội
- Sử dụng những từ ngữ cổ, những yếu tố thành ngữ, tục ngữ
- Sử dụng chất liệu ngôn từ văn học dân gian
Khác biệt:
+ Sử thi anh hùng Hy Lạp cổ đại:
- Đặt người anh hùng trong hoàn cảnh giữa lợi ích của cộng đồng và cá nhân, phải đưa ra sự lựa chọn, để từ đó khẳng định phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng
- Các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, dân tộc được xây dựng và nhắc đến khá nhiều
- Thường kể về những sự việc có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn
- Hình tượng nhân vật hoành tráng, hào hùng
- Biến cố được nhắc tới trong tác phẩm thường là những biến cố lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước
+ Sử thi anh hùng Ê-đê:
- Người anh hùng mang trong mình hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục
- Không nói nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh như mâu thuẫn, gia đình, xã hội mà tập trung thể hiện nhân vật chính
- Nhân vật anh hùng thường thuộc ba loại chính: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ
Kết nối đọc - viết
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa của hai sử thi trên và liên hệ nó với hoàn cảnh, tính chất của xã hội hiện nay để rút ra những ý nghĩa của chúng đối với con người hiện đại.
Lời giải chi tiết:
Hai tác phẩm sử thi I-li-at và Đăm Săn đã ra đời cách chúng ta hàng ngàn năm nhưng trong bối cảnh của xã hội hiện đại chúng vẫn có những giá trị nhất định. Hai tác phẩm đã dạy cho chúng ta về lòng dũng cảm, dám đấu tranh cho lợi ích của cá nhân, dân tộc mình; đồng thời con người sống còn phải có lý tưởng, khát khao và lòng tự tôn. Những người anh hùng trong các tác phẩm này đều có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc và sẵn sàng đứng ra bảo vệ nó khi bị xâm phạm. Những người anh hùng trong các tác phẩm sử thi trên chính là những tấm gương về lối sống đẹp, có lý tưởng trong xã hội mà bất kì cá nhân nào cũng nên học tập.
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Unit 2: Humans and the environment
Review (Units 1 - 4)
Unit 7: Tourism
Unit 3: The arts
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10