Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
(Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng)
Câu 1. Số 709 được viết thành tổng nào?
A. 70 + 9 B. 900 + 7
C. 700 + 9 D. 700 + 90
Câu 2. Điền dấu (>, <, =) vào chỗ chấm thích hợp: 135 + 127 ….. 261
A. > B. < C. =
Câu 3. Giá trị của x thỏa mãn x – 301 = 452
A. 151 B. 753 C. 794 D. 853
Câu 4. Khối hình thích hợp đặt vào dấu ? là:
A. Khối trụ B. Khối cầu
C. Khối lập phương D. Khối hộp chữ nhật
Câu 5. Hôm nay là thứ Năm, ngày 12 tháng 5. Vậy sinh nhật Tú vào ngày 20 tháng 5 là thứ mấy?
A. Thứ Tư B. Thứ Năm C. Thứ Sáu D. Thứ Bảy
Câu 6. Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
A. 129 cm B. 21 cm C. 291 cm D. 219 cm
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Đặt tính rồi tính:
a) 195 + 144 b) 507 – 135
c) 800 – 64 d) 485 – 69
Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được phép tính đúng:
a) 254 m + 37 m – 16 m = ………. m
b) 860 dm – 52 dm + 102 dm = ……… m
Câu 3. Trong hộp có 2 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 1 viên bi vàng. Minh nhắm mắt lấy ra 2 viên bi. Điền từ “Chắc chắn”, “có thể”, “không thể” vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) ……….. lấy được một viên bi màu tím.
b) ………… lấy được 1 viên bi đỏ và 1 viên bi xanh
c) ………….. lấy 2 viên bi xanh
Câu 4. Một nông trại buổi sáng bán được 350 kg rau. Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng là 126 kg rau. Hỏi buổi chiều nông trại bán được bao nhiêu ki-lô-gam rau?
Câu 5. Hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau lập từ các chữ số 4, 7, 9, 2 là bao nhiêu?
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số 709 được viết thành tổng nào?
A. 70 + 9
B. 900 + 7
C. 700 + 9
D. 700 + 90
Phương pháp
Xác định giá trị của mỗi chữ số trong số 709 rồi viết thành tổng.
Cách giải
709 = 700 + 9
Chọn C.
Câu 2. Điền dấu (>, <, =) vào chỗ chấm thích hợp: 135 + 127 ….. 261
A. >
B. <
C. =
Phương pháp
Tính giá trị vế trái rồi so sánh.
Cách giải
Ta có 135 + 127 = 262
Vậy 135 + 127 > 261
Chọn A.
Câu 3. Giá trị của x thỏa mãn x – 301 = 452
A. 151
B. 753
C. 794
D. 853
Phương pháp
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Cách giải
x – 301 = 452
x = 452 + 301
x = 753
Chọn B
Câu 4. Khối hình thích hợp đặt vào dấu ? là:
A. Khối trụ
B. Khối cầu
C. Khối lập phương
D. Khối hộp chữ nhật
Phương pháp
Quan sát hình vẽ để tìm quy luật sắp xếp các hình.
Cách giải
Ta thấy, các hình được sắp xếp theo thứ tự: hình trụ, hình cầu, hình lập phương, hình hộp chữ nhật rồi tiếp tục lặp lại như vậy.
Vậy khối hình thích hợp đặt vào dấu ? là khối cầu.
Chọn B.
Câu 5. Hôm nay là thứ Năm, ngày 12 tháng 5. Vậy sinh nhật Tú vào ngày 20 tháng 5 là thứ mấy?
A. Thứ Tư
B. Thứ Năm
C. Thứ Sáu
D. Thứ Bảy
Phương pháp
Dựa vào kiến thức: Một tuần có 7 ngày, từ đó tìm được ngày sinh nhật Tú là thứ mấy
Cách giải
Ta có 1 tuần có 7 ngày.
Hôm nay là thứ Năm, ngày 12 tháng 5. Vậy 1 tuần nữa là ngày 19/5 cũng là thứ Năm.
Vậy sinh nhật Tú vào ngày 20 tháng 5 là thứ Sáu.
Chọn C
Câu 6. Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
A. 129 cm
B. 21 cm
C. 291 cm
D. 219 cm
Phương pháp
Áp dụng cách đổi: 1 m = 100 cm ; 1 dm = 10 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
Cách giải
Ta có BC = 1 dm = 10 cm
CD = 2 m = 200 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD là 9 + 10 + 200 = 219 (cm)
Chọn D.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Đặt tính rồi tính:
a) 195 + 144
b) 507 – 135
c) 800 – 64
d) 485 – 69
Phương pháp giải
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau
- Công hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái
Cách giải
Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được phép tính đúng:
a) 254 m + 37 m – 16 m = ………. m
b) 860 dm – 52 dm + 102 dm = ……… m
Phương pháp
Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải rồi điền kết quả thích hợp vào chỗ trống.
Cách giải
a) 254 m + 37 m – 16 m = 291 m – 16 m
= 275 m
b) 860 dm – 52 dm + 102 dm = 808 dm + 102 dm
= 910 dm = 91 m
Ta điền như sau:
a) 254 m + 37 m – 16 m = 275 m
b) 860 dm – 52 dm + 102 dm = 91 m
Câu 3. Trong hộp có 2 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 1 viên bi vàng. Minh nhắm mắt lấy ra 2 viên bi. Điền từ “Chắc chắn”, “có thể”, “không thể” vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) ……….. lấy được một viên bi màu tím.
b) ………… lấy được 1 viên bi đỏ và 1 viên bi xanh
c) ………….. lấy 2 viên bi xanh
Phương pháp
Điền từ “Chắc chắn”, “có thể”, “không thể” vào chỗ chấm cho thích hợp.
Cách giải
a) Không thể lấy được một viên bi màu tím.
b) Có thể lấy được 1 viên bi đỏ và 1 viên bi xanh
c) Có thể lấy 2 viên bi xanh
Câu 4. Một nông trại buổi sáng bán được 350 kg rau. Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng là 126 kg rau. Hỏi buổi chiều nông trại bán được bao nhiêu ki-lô-gam rau?
Phương pháp
Số kg rau bán được buổi chiều = Số kg rau bán buổi sáng – 126 kg
Cách giải
Buổi chiều nông trại bán được số ki-lô-gam rau là
350 – 126 = 224 (kg)
Đáp số: 224 kg
Câu 5. Hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau lập từ các chữ số 4, 7, 9, 2 là bao nhiêu?
Phương pháp
- Tìm số lớn nhất và số nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau lập từ các số 4, 7, 9, 2
- Tìm hiệu hai số đó
Cách giải
- Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau lập từ các chữ số 4, 7, 9, 2 là 974.
- Số bé nhất có ba chữ số khác nhau lập từ các chữ số 4, 7, 9, 2 là 247
Hiệu của hai số là
974 – 247 = 727
Đáp số: 727
Chủ đề. QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Bài tập cuối tuần 24
Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương
Chủ đề 6 : Trái đất và bầu trời
Unit 1: My Toys
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2