Câu 4
Đặt câu với một tính từ mà em vừa tìm được trong câu 3
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sắp tết, người và xe qua lại đông như mắc cửi.
Câu 5
a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.
Phương pháp giải:
a. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
b. Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là:
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (khen là động từ)
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc. (tính nết là danh từ)
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh. (giảng dạy là động từ)
b.
- Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.
- Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm.
- Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà.
Câu 6
Tìm phần kết bài của các câu chuyện sau:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 15)
- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 115)
a. Cho biết các kết bài đó được viết theo cách mở rộng hay không mở rộng?
b. Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Phương pháp giải:
- Kết bài là kết cục của câu chuyện, thường được đặt ở phần cuối bài.
- Kết bài không mở rộng là kết bài chỉ nêu kết cục của câu chuyện.
- Kết bài mở rộng là kết bài ngoài việc nêu kết cục câu chuyện còn suy rộng vấn đề ra nhiều hướng, đưa ra quan điểm, ý kiến của bản thân,…
Lời giải chi tiết:
- Kết bài của Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là: Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
- Kết bài của “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi là: Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
a. Kết bài của Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là kết bài không mở rộng.
Kết bài của “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi là kết bài mở rộng.
b. Viết kết bài mở rộng cho câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. Sự dũng cảm và tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay giúp đỡ kẻ yếu của Dế Mèn thật đáng quý. Cũng bởi vậy Dế Mèn đã trở thành nhân vật được lớp lớp thế hệ trẻ thơ vô cùng yêu thích.
Vui học
Bố xin lỗi cô giáo vì con trai mộng du
Tại văn phòng trường, người bố bối rối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của con trai:
- Tôi thành thật xin lỗi về việc con tôi bỏ ra khỏi lớp giữa giờ học. Mong cô bỏ qua cho thằng bé.
Cô giáo nghiêm nghị:
- Trong lúc tôi đang say sưa giảng bài thì con trai anh tự dưng đi một mạch ra khỏi lớp. Thậm chí, khi tôi gọi lại em ấy cũng không thèm trả lời hay ngoảnh mặt lại nữa. Thật là không có kỉ luật gì cả!
Người bố cuống quýt:
- Ấy ấy mong cô bớt giận ạ. Chẳng là cháu nhà tôi mắc chứng mộng du từ nhỏ, mỗi lần ngủ say là lại đi lung tung như thế ấy mà.
- !?!
(Sưu tầm)
*Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.
* Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết gây cười trong truyện nằm ở câu trả lời cuối truyện của người bố.
Unit 8: My friends and I
Bài tập cuối tuần 25
CHỦ ĐỀ 1 : KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Unit 14: Travelling
Unit 11: What time is it?
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4