Câu 5
Trong các câu sau, câu nào là câu kể? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a/ Em là học sinh lớp 4 phải không?
b/ Có nhiều lần, lũ trẻ chúng tôi tinh nghịch trèo lên cây ổi sau nhà hái trộm ổi chín của bà.
c/ Cô muốn các em luôn ngoan, lễ phép.
d/ Bông hoa đẹp quá!
Phương pháp giải:
* Câu kể (hay còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
* Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường có dấu chấm.
Lời giải chi tiết:
Câu là câu kể trong các câu đã cho là:
b/ Có nhiều lần, lũ trẻ chúng tôi tinh nghịch trèo lên cây ổi sau nhà hái trộm ổi chín của bà.
Câu 6
Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn sau và nói rõ tác dụng của từng câu kể tìm được.
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm.
(Theo An-đéc-xen)
Phương pháp giải:
* Câu kể (hay còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
* Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường có dấu chấm.
Lời giải chi tiết:
Các câu kể có trong đoạn văn đó là:
- Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối.
-> Tác dụng: kể và tả về cô bé bán diêm
- Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội.
-> Tác dụng: kể sự việc
- Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em.
-> Tác dụng: kể sự việc
- Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm.
-> Tác dụng: kể sự việc
Câu 7
Quan sát một đồ vật hoặc một đồ chơi mà em yêu thích và rất gắn bó với em. Ghi lại những điều em quan sát được về hình dáng và công dụng của đồ vật, đồ chơi đó.
a/ Mở bài: Đồ chơi đó là:
b/ Thân bài: Hình dáng
- Hình thù, to nhỏ:
- Màu sắc:
- Những chi tiết đặc biệt:
- Cách chơi:
c/ Kết bài: Cảm nhận khi chơi đồ chơi đó:
Phương pháp giải:
Em quan sát đồ vật mình định tả rồi rồi ghi lại những chi tiết đã quan sát được theo gợi ý phía trên.
Lời giải chi tiết:
a/ Mở bài: Đồ chơi đó là:
- Món đồ chơi em yêu thích là một con thỏ bông
- Đó là món quà mẹ tặng em nhân dịp sinh nhật
b/ Thân bài: Hình dáng
- Hình thù, to nhỏ: Kích thước: Dài khoảng 50 cm
- Màu sắc: tím nhạt, trắng
- Những chi tiết đặc biệt:
+ Hai tai: Dài, thon nhọn, có gắn một chiếc nơ màu xanh bên tai trái.
+ Khuôn mặt: Nhỏ nhắn, đáng yêu
+ Hai mắt: Được làm bằng hai hạt nhựa màu đen, phía trên còn có mi mắt cong vút
+ Mũi: Nhỏ nhắn, nhô về phía trước, phía đỉnh có gắn hạt nhựa màu hồng
+ Bụng: Màu trắng, thon nhỏ
+ Hai tay: Nhỏ nhắn, xinh xắn
+ Hai chân: Tròn trịa, đáng yêu, phía bàn chân có 4 chấm tròn
- Cách chơi: Em thường ôm thú bông đi ngủ mỗi tối
c/ Kết bài: Cảm nhận khi chơi đồ chơi đó: Đây là món đồ chơi em rất yêu quý, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận và coi đó là người bạn thân thiết của em.
Vui học
Tuyệt chiêu trị anh hùng chém gió
Tèo có tính hay “nổ”.
Đến nhà Na chơi, Tèo thao thao bất tuyệt kể:
- Nhà tớ có con gà trống to lắm. Nó phải cao bằng cây đa cổ thụ trước nhà tớ, cũng phải đến 20 mét ấy chứ. Mỗi lần nó gáy thị đến tận 36 phố phường Hà Nội còn nghe thấy.
Na bĩu môi:
- Có gì đâu, hôm trước con gà mái nhà tớ vừa đẻ được một quả trứng to bằng cả cái hồ Hoàn Kiếm đấy.
Tèo tỏ vẻ hoài nghi:
- Cậu nói phét, làm gì có quả trứng nào to như thế.
Na tủm tỉm:
- Ơ sao lại không, không có quả trứng đó thì làm gì có con gà to như cậu kể.
(Sưu tầm)
*Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.
*Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết trong truyện có tác dụng gây cười là :
Lời tả của Tèo về con gà trống và lời tả của Na về con gà mái. Đặc biệt câu nói của Na phần cuối truyện đã trị được tính khoác lác của Tèo.
Unit 13: Would you like some milk?
SGK Toán 4 - Cánh Diều tập 1
TẢI 10 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TOÁN 4
Chủ đề 5. Bảo vệ của công
Unit 11. What time is it?
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4