SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - KNTT CHI TIẾT

Hai loại khác biệt

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Trước khi đọc 1
Trước khi đọc 2
Đọc văn bản 1
Đọc văn bản 2
Đọc văn bản 3
Đọc văn bản 4
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 6
Viết kết nối với đọc

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Trước khi đọc 1
Trước khi đọc 2
Đọc văn bản 1
Đọc văn bản 2
Đọc văn bản 3
Đọc văn bản 4
Sau khi đọc 1
Sau khi đọc 2
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 4
Sau khi đọc 5
Sau khi đọc 6
Viết kết nối với đọc

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Hai loại khác biệt

Nội dung chính

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử tưởng tượng và chia sẻ cảm nhận của riêng em.

Lời giải chi tiết:

- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ về một bạn như thế trong lớp em hoặc em biết ở nơi nào đó.

Lời giải chi tiết:

Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội thì hẳn bạn đó là một người ưu tú, đáng để em học hỏi nhiều điều.

Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu văn bản.

Lời giải chi tiết:

Theo lời giáo viên, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ chi tiết nói về sự thay đổi của J.

Lời giải chi tiết:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:

- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trống hệt như mọi ngày.

- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.

- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.

Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý chi tiết nói về J và thái độ của các bạn.

Lời giải chi tiết:

Các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J vì trong khi tất cả mọi người đều cố tỏ ra khác biệt bằng cách ăn mặc, hành động lạ lùng thì J lại cực kì nghiêm túc với từng tiết học và trông cậu chẳng khác gì mọi ngày.

Đọc văn bản 4

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày li lẽ và bằng chứng?

Phương pháp giải:

Chú ý đọc kĩ đoạn cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

Người viết đã đưa ra kết luận: Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa, và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, em suy nghĩ, lựa chọn ý kiến mình đồng ý và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều quan trọng hơn là bài học rút ra từ câu chuyện. 

- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra. Bên cạnh đó, dung lượng tác phẩm cũng tập trung khá nhiều đến việc nói về bài học bằng giọng điệu mang vẻ chiêm nghiệm, suy ngẫm của nhân vật.

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, lọc ra các tình tiết về các bạn học sinh và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể qua hành động và cả trang phục:

+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường như hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.

+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và xem cách lập luận của tác giả sau đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.

- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ sự phân chia trên có hợp lí không và nêu ý kiến của em.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế.

- Vì: Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích, khác biệt một cách mang tính lố bịch và cố tình làm bản thân lạ lùng để trông cho không giống ai. 

- Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng. 

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ về những khác biệt xung quanh em (các bạn trong lớp, trường, cùng xóm làng để trả lời câu hỏi).

Lời giải chi tiết:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ đối với các lứa tuổi khác, trẻ nhỏ hơn hoặc người lớn, người trung niên, người cao tuổi có cần bài học mà văn bản này đề cập hay không.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.

- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm nhàm, vô nghĩa. Con người ở đời sống đều cần có sự khác biệt để khẳng định bản lĩnh, khẳng định bản thân mình. Chỉ sự khác biệt ở con người mới tạo nên thành công và giá trị thực sự. 

Viết kết nối với đọc

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn.

Lời giải chi tiết:

    Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu! 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi
Quên mật khẩu
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Đăng nhập
/images/icon_eye_slash.svg

Quên mật khẩu ?

Hoặc đăng nhập với

Google
Facebook
Apple
Fschool
Bạn chưa có tài khoản?
Đăng nhập
Fschool logo
/images/icon_eye_slash.svg
Thông báo
Ảnh không phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng của FQA. Bạn vui lòng tải lên ảnh khác nhé!

Bé cà cáu kỉnh
angry tomato

Điểm cần để chuộc tội: 0

Bé Cà đang rất bực vì quỹ điểm của bạn đã đạt ngưỡng báo động. Bé Cà đã tắt quyền đặt câu hỏi của bạn. Mau kiếm bù điểm chuộc lỗi với bé Cà

FQA tặng bạn

HSD: -

Xem lại voucher tại Trang cá nhân -> Lịch sử quà tặng

FQA tặng bạn

HSD: -

Xem lại voucher tại Trang cá nhân -> Lịch sử quà tặng

Để nhận quà tặng voucher bạn cần hoàn thành một nhiệm vụ sau

Đặt 1 câu hỏi lịch sử
+ 1 Voucher