Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Trá́i Đất
Nội dung chính
Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất. |
Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 4 câu thơ đầu.
Lời giải chi tiết:
- Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về thái độ của nhà thơ đối với những kẻ đang hủy hoại Trái đất.
- Nhà thơ ví Trái đất như quả dưa, quả bóng. Những kẻ hủy hoại Trái đất đó giành giật, tranh giành lẫn nhau để đạt được mục đích của mình.
Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái đất như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 4 câu thơ sau.
Lời giải chi tiết:
Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái đất là sự xót xa, nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu. Nhà thơ dỗ dành, vỗ về Trái Đất, "rửa sạch máu cho người" và "hát dịu dàng" cho người nghe.
Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái đất?
Phương pháp giải:
Thử hình dung nước mắt và máu trong bài được dùng với nghĩa đen hay nghĩa bóng và nó ẩn dụ cho điều gì.
Lời giải chi tiết:
Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói lên tình trạng bị xâm phạm của Trái Đất. Con người đang khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sống mà bất chấp hậu quả mà Trái Đất đang phải gánh chịu. Tổn thương của Trái Đất hôm nay sẽ được đem trả lại cho chính con người trong thế hệ sau nếu cứ tiếp tục những hành vi sai lầm, tham lam, vụ lợi.
Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái đất và thái độ cư xử với Trái đất được thể hiện trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, liệt kê cách cư xử và thái độ đối với Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Cách hình dung về trái đất:
- Hình dung như quả bóng, quả dưa: Trái Đất bị con người cắt xẻ thành nhiều phần, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. Con người có thái độ cư xử đầy bạc bẽo, thờ ơ với Trái Đất mà mình đang sinh sống.
- Nhà thơ hình dung về Trái Đất: khuôn mặt thân thương thể hiện sự trân trọng, xót xa và yêu kính của nhà thơ với sự sống trên Trái Đất.
Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy tìm ra đặc điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xum Gam-da-tốp với hai văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại 3 văn bản này và tìm điểm chung giữa chúng về mặt nội dung.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm chung của 3 văn bản là:
- Cả 3 tác phẩm đều thể hiện tình yêu đối với Trái đất - hành tinh xanh, nơi sinh sống của muôn loài.
- Các tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối, cấp bách đó là Trái đất liệu không biết chịu đựng được đến bao giờ.
- Từ đó, dấy lên hồi chuông thức tỉnh về trách nhiệm bảo vệ Trái đất của mỗi con người chúng ta.
Câu 6
Câu 6 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo em để cùng "lau nước mắt", "rửa sạch máu" cho Trái đất, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức xã hội, em suy nghĩ và trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, để cùng “lau nước mắt" và “rửa sạch máu" cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ Trái Đất.
- Nó là những hành động từ nhỏ nhặt: gìn giữ môi trường cho đến lớn lao hơn là chiến dịch như Giờ Trái Đất hay Ngày môi trường. Đồng thời, ta cũng cần tuyên truyền, vận động người thân quanh ta hãy cùng chung tay bảo vệ Trái Đất, nói cho mọi người cùng hiểu về thực trạng đầy đau thương mà Trái Đất đang phải gánh chịu.
Câu 7
Câu 7 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái đất vẫn có sự độc đáo, hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng đó.
Phương pháp giải:
Em chú ý về hình thức trình bày, ngôn ngữ và hình ảnh của bài thơ này.
Lời giải chi tiết:
Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng:
- Sự độc đáo, hấp dẫn riêng đấy đến từ việc chọn hình thức thơ làm phương tiện bày tỏ cảm xúc. Thơ mang tới một thế giới tình cảm rất cô đọng, giàu cảm xúc.
- Bên cạnh đó, nhà thơ còn tạo ra hệ thống hình ảnh rất độc đáo trong bài. Những hình ảnh như máu, nước mắt, quả dưa, khuôn mặt... đều giàu sức tạo hình để khơi mở thế giới tưởng tượng trong bạn đọc.
Chủ đề: Biểu cảm của sắc màu
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
Chương 4. Một số yếu tố thống kê
Unit 7: Growing up
Bài 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6