Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
Khan hiếm nước ngọt
Thực hành Tiếng Việt bài 8 trang 54
Thực hành đọc hiểu: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Tự đánh giá bài 8 trang 61
Soạn bài Khan hiếm nước ngọt chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu
Nội dung chính
Chuẩn bị 1
Trả lời câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản, và đọc phần Chuẩn bị của bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiên với động vật? để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề của văn bản đã cho biết thông tin nội dung mà bài viết đề cập: vấn đề khan hiếm nước ngọt.
- Trong bài viết này, người viết phản đối vấn đề mọi người cho rằng nước là bao la và bảo vệ vấn đề rằng nước đang ngày một khan hiếm.
- Những lí lẽ và dẫn chứng người viết đã đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình:
+ Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.
=> Dẫn chứng:
Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực.
Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
+ Nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng tình cảnh thiếu nước ngọt đang ngày càng gia tăng:
=> Dẫn chứng:
Một tấn ngũ cốc phải sử dụng 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500-1500 tấn nước
Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn 15000 đến 70000 tấn.
Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi.
+ Nguồn nước khan hiếm nhưng lại phân bố không đều.
=> Dẫn chứng: Vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang thiếu nước ngọt bà con còn phải đi xa vài cây số để lấy nước.
- Vấn đề bài viết đưa ra liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay vì hiện nay vấn đề thiếu nước của bà con đang rất nan giải nhưng nhiều nơi lại sử dụng nguồn nước lãng phí.
Chuẩn bị 2
Trả lời câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, hãy giải thích cho mọi người rõ sự khác nhau giữa: nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch. Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là loại nước nào?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu các loại nước và giải thích rõ ràng.
Lời giải chi tiết:
- Nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch khác nhau ở tính chất của chúng.
+ Nước: không màu không mùi không vị.
+ Nước mặn: có vị mặn, chứa hàm lượng muối cao, chủ yếu là nước biển.
+ Nước ngọt: có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.
+ Nước sạch: là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Nguồn nước nhà em đang dùng là nước sạch.
Chuẩn bị 3
Trả lời câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu những tác dụng nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ tác dụng của nước trong cuộc sống sinh hoạt của gia đình và xung quanh.
Lời giải chi tiết:
- Ba tác dụng tiêu biểu của nước:
+ Là nguồn nước duy trì sự sống của con người, phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa.
+ Nước dùng để tưới tiêu, duy trì sự sống của thực vật và động vật.
+ Thiếu nước đất đai khô cằn, không thể làm ăn sản xuất hay bất kì điều gì, động vật không thể sinh sống và ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp. Chính vì vậy, nước có vai trò trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp.
Đọc hiểu 1
Trả lời câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần mở đầu và đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ý chính của phần mở đầu về là gợi mở về vấn đề nguồn nước kham hiếm. Nó chính là nhan đề của văn bản “Khan hiếm nước ngọt”.
Đọc hiểu 2
Trả lời câu 2 (trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần in nghiêng của đoạn (2)
Lời giải chi tiết:
Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến cho rằng bề mặt quả đất mênh mông là nước.
Đọc hiểu 3
Trả lời câu 3 (trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn (2), tham khảo thêm phần Chuẩn bị và rút ra những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:
- Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.
=> Dẫn chứng:
+ Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực.
+ Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
- Nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng tình cảnh thiếu nước ngọt đang ngày càng gia tăng:
=> Dẫn chứng:
+ Một tấn ngũ cốc phải sử dụng 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500-1500 tấn nước
+ Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn 15000 đến 70000 tấn.
+ Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi.
- Nguồn nước khan hiếm nhưng lại phân bố không đều.
=> Dẫn chứng: Vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang thiếu nước ngọt bà con còn phải đi xa vài cây số để lấy nước.
Đọc hiểu 4
Trả lời câu 4 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 3 và xét xem vai trò của nó.
Lời giải chi tiết:
Phần 3 có vai trò khẳng định, kết luận của văn bản, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay khai thác và bảo vệ hợp lí.
CH cuối bài 1
Trả lời câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản nói về vấn đề tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới.
- Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần 1.
- Tên văn bản chính là nội dung của văn bản, là vấn đề mà văn bản đặt ra.
CH cuối bài 2
Trả lời câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:
Hiện tượng | Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm | a.Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra |
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn văn bản, chú ý phần in nghiêng trong mỗi đoạn và viết vào bảng trên.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng | Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm | a.Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra |
b. Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối | |
c. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình | |
d. Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm |
CH cuối bài 3
Trả lời câu 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
Phương pháp giải:
Xem lại văn bản, và chọn ra câu văn nói lên ý chính của cả bài.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của tác giả trong văn bản này là muốn nêu lên thực trạng của tình trạng thiếu nước ngọt và kêu gọi mọi người chung tay khai thác sử dụng hợp lí.
- Mục đích đó được thể hiện rõ nhất ở câu văn cuối cùng của văn bản, thuộc đoạn văn thứ (3).
- Các lĩ lẽ và bằng chứng nêu lên trong văn bản hoàn toàn làm rõ được mục đích của tác giả.
CH cuối bài 4
Trả lời câu 4 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
Phương pháp giải:
Bằng các lập lập của tác giả, nêu lên thái độ mà tác giả muốn thể hiện.
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt, phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt.
CH cuối bài 5
Trả lời câu 5 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân để trả lời cho câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nước, thực trạng nguồn nước khan hiếm đang diễn ra trên thế giới và em hiểu rằng mỗi người cần biết trân quý và sử dụng nguồn nước một cách hợp lí.
CH cuối bài 6
Trả lời câu 6 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước".
Phương pháp giải:
Em chọn một vấn đề liên quan đến môi trường để viết đoạn văn, trong đó có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước".
Lời giải chi tiết:
Môi trường hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta bởi môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bụi mịn, khói,... tràn ngập trong không khí. Nước bị ô nhiễm nặng nề bởi các nhà máy đổ thẳng nước thải mà không qua xử lí.... Và dân gian vẫn có câu “nhiều như nước”, người ta vin vào đó để sử dụng nguồn nước một cách lãng phí và khiến cho ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống con người. Tình trạng bệnh tật, bệnh hiểm nghèo ngày một nhiều hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến con người mà ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến các sinh vật khác, các con vật cây cối bị tiêu diệt. Để cuộc sống con người được đảm bảo, trái đất không bị diệt vong hãy chung tay bảo vệ môi trường.
Chủ đề 2: BÀI CA HÒA BÌNH
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CÁNH DIỀU CHI TIẾT
Unit 4. Learning World
Starter Unit: My world
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6