Câu 1
Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả (1) | Thể loại (2) | Phương thức biểu đạt (3) | Nội dung chủ yếu (4) | Đặc sắc nghệ thuật (5) |
Lời giải chi tiết:
Tên văn bản, tác giả | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung | Nghệ thuật |
Tôi đi học – Thanh Tịnh | Truyện ngắn | Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên | Miêu tả tinh tế, ngôn ngữ biểu cảm, so sánh độc đáo, giọng điệu trữ tình |
Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng | Hồi kí | Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng | Khắc họa tâm trạng nhân vật sinh động, mạch cảm xúc chân thực, kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt |
Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố | Tiểu thuyết | Tự sự + miêu tả | Bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội – tình cảnh và vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám | Tình huống truyện kịch tính, kể chuyện miêu tả chân thực, sinh động |
Lão Hạc – Nam Cao | Truyện ngắn | Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Số phận bất hạnh và vẻ đẹp của người nông dân | Ngôi kể thứ nhất kết hợp các phương thức biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật |
Câu 2
Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2,3, và 4
Lời giải chi tiết:
a) Giống nhau
- Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945).
- Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.
- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
- Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động.
(Đây cũng là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực trước Cách mạng của ta).
b) Khác nhau
- Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:
- Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.
- Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.
- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.
Câu 3
Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Trong các văn bản đã học ở chương trình lớp 8, em thích nhất là nhân vật Lão Hạc. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người nông dân tính tình hiền lành, mộc mạc, giàu lòng tự trọng và thương con tha thiết. Vì không có lối thoát mà Lão Hạc đã tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và giữ nguyên số tiền cho cậu con trai. Đó là đại diện tiêu biểu của người nông dân thiện lương nhưng lại có số phận bất hạnh trong xã hội đương thời.
Unit 2: Life in the countryside
CHƯƠNG 4. OXI - KHÔNG KHÍ
Chủ đề 2. Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người
SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 1
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8