Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Đề bài
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
A. Mở bài: Giới thiệu về con vật định tả. Chú ý gắn với thời gian, không gian thích hợp.
B. Thân bài:
- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.
- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ khác với những con vật cùng loài)
C. Kết bài: Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào?
Lời giải chi tiết
Bài tham khảo 1:
Nhà em có nuôi nhiều gia súc, gia cầm. Loài vật nào em cũng yêu quý nhưng em thích nhất là chú gà trống gáy.
Chú thuộc giống gà kiến, nuôi được sáu tháng tuổi. Thân hình chú chắc nịch, nặng chừng ba ki-lô-gam. Đầu chú to bằng một nắm tay người lớn. Trên đầu chú là một chiếc mào đỏ chót, chiếc mào ấy thường lắc lư như kiêu hãnh bởi vẻ đẹp rực rỡ của mình. Nổi bật nhất trên thân hình chú là bộ lông nhiều màu sắc, lông cổ màu tía, lông cánh màu đỏ, lông đuôi màu đen biếc, còn các lớp khác có màu vàng sẫm, các sắc màu ấy luôn hài hoà trên bộ áo lông vũ của chú. Em đã có dịp quan sát chú thật lâu, thật kĩ. Cặp mắt chú long lanh như hai hạt cườm đã làm em rất thích thú. Mỗi khi chú nhìn thấy thức ăn, con ngươi màu nâu sầm cứ đưa qua, đưa lại, có khi ánh lên rồi nhìn lên liến thoắng. Khi ăn mồi, cái mỏ của chú mổ thức ăn thật gọn bởi nó nhọn và cứng cáp. Thấy con giun nào thì cái mỏ ấy sẽ tóm cổ được ngay. Khi giận dữ, cái mỏ chú cũng rất lợi hại. Nó cũng là một loại vũ khí để chú phòng thân. Một bộ phận giúp chú phát hiện đối thủ là đôi tai. Tuy đôi tai chú bé tí như hai hạt tiêu lõm vào hai bên đầu nhưng thính lắm, nghe bước chân chó vện chạy ra thì chú đã nhảy phốc lên cành cây rồi. Có lúc chú rướn cổ lên, ưỡn cái ức đầy thịt ra đằng trước, vỗ cánh phành phạch rồi gáy vang như thách thức. Lúc ấy, trông chú như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
Tiếng gáy của chú gà trống như cái đồng hồ báo giờ giấc cho gia đình em. Chú gáy rất đúng giờ. Tiếng gáy ấy như một âm thanh sâu thẳm trong em. Nghe tiếng gà gáy, em cảm thấy yêu gia đình, yêu làng quê tha thiết. Nhờ có chú, em dậy học bài đúng lúc. Chú cũng nhắc nhở em không để thời gian trôi đi vô ích. Em rất yêu chú gà trống. Em xem chú như người bạn nhỏ của mình.
Bài tham khảo 2:
“A, chú cún con đẹp quá!” Em reo lên khi thấy bố mua về một chú chó xinh xắn. Em bế chú chó xinh đẹp này và đặt tên là Li Li.
Li Li có hai màu: trắng và nâu sẫm. Đầu chú như quả đu đủ nhỏ.
Hai tai luôn dỏng lên nghe ngóng. Hai mắt Li Li tròn xoe, đen láy, rất tinh anh. Mũi đen bóng lúc nào cũng ươn ướt nước như người bị cảm cúm. Lưỡi chú thường vắt sang một bên màu đỏ hồng, để lộ mấy răng nanh nhỏ, nhọn, trắng tinh ở hai bên khoé miệng. Thân hình chú được khoác một chiếc áo màu trắng điểm thêm những đốm màu nâu trông rất duyên dáng. Đuôi chú có lông dày, tròn như một cây phất trần lúc nào cùng rung rung thật ngộ nghĩnh. Ngực chú nở nang, bốn chân chạy nhanh thoăn thoắt. Chẳng bao lâu, Li Li được em coi là người bạn nhỏ. Mỗi khi em đi học về, chú chổm hai chân trước lên tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả nhà em ngủ ngon giấc sau một ngày làm việc mệt nhọc thì Li Li vẫn thức để canh giấc ngủ cho mọi người.
Li Li rất thích chơi đùa. Mỗi khi em vui chơi, chạy nhảy, chú ta cũng thích, chú chạy theo em, vẫy đuôi tíu tít. Khi người lạ tới nhà, chú sủa lên những tiếng “gâu, gâu” thật dữ tợn. Bị bố em mắng, chú như hiểu được, im ngay rồi nhẹ nhàng đứng sang một bên nhường lối cho khách vào.
Em rất quý Li Li. Mỗi khi đi đâu về, em thường vuốt ve nó và thỉnh thoảng em lại thưởng cho chú khi thì cái bánh, khi thì cái kẹo. Li Li ăn ngon lành và ngước lên nhìn em tỏ vẻ biết ơn.
Bài tham khảo 3:
Anh Hùng học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi Đại học. Tiếng gáy sáng của con gà trống nhà em là cái đồng hồ báo thức của anh. Đêm anh học đến 12 giờ; sáng anh dậy lúc 4 giờ rưỡi, anh nói: "Con gà trống nhà ta gáy còn đúng hơn đồng hồ điện tử !".
Ngắm con gà trống đậu trên bờ tường hoa cất tiếng gáy vào lúc bình minh, mới thấy đẹp, một vẻ đẹp oai phong và kiêu hùng. "Ò... ó... o...", chú gáy cho đàn gà thần dân biết là ông hoàng ta đây oai vệ lắm ! Chú dám đấu với con Vện nhà bác Cung. Chú đã đá cho con diều hâu một trận tơi tả khi tên "không tặc" dám cả gan xâm phạm đến vương quốc của chú mà bắt gà con.
Hãy nhìn xem chú gà trống đi dạo giữa đàn gà, khi mỗi sáng, mỗi chiểu, mẹ tung ngô, tung thóc, phát lương thực ăn cho đàn gia cầm. Trong khi mấy con bồ câu vừa nhảy vừa chọn miếng ngon, bầy gà nhép tranh mồi mổ nhau chí chóe, khi mụ ngan đụn xòe cánh tham ăn đớp mồi, thì chú gà trống nhẩn nha mổ mổ, như ăn lấy chơi giữa mấy ả gà mái tơ mượt mà trong bộ khoác vàng óng, trong dáng điệu dịu dàng. Một miếng ăn ngon, một hạt ngô, một hạt đỗ, một con sâu nhỏ, chàng công tử phong lưu đa tình đều phân phát cho các mĩ nhân.
Em gọi con gà trống là "Ông Hoàng Tía". Chú cao to bệ vệ phải đến bốn, năm ki-lô-gam. Bộ lông đỏ tía, đuôi và đôi cánh điểm lông đen nhánh. Lông cổ màu vàng sẫm làm cho thân hình chú thêm rực rỡ, chói lọi. Cái mỏ màu ngà, nhọn có lẽ cứng như một mũi khoan thép. Con gà trống nhà cô Huệ, con gà trống nhà bác Cung, con gà màu thó nhà cụ Chỉ đã bị con gà trống nhà em đánh cho đại bại. Cặp chân của chú cao to, có bốn móng nhọn và chiếc cựa nhọn hoắt như cái dùi. Con Vện, con ngỗng đã kinh hoàng về những cú đá song phi của chú.
Gà trống để làm giống. Mẹ nuôi 6 gà mái đẻ quanh năm. Trứng gà, gà thịt, gà thiên, gà mái tơ là nguồn thu nhập của mẹ. Cháo gà mẹ nấu bồi dưỡng cho anh Hùng thức khuya học ôn thi, chủ nhật nào, cả nhà cũng được ăn thịt gà. Giỗ ông, bà, mẹ giết một lúc ba bốn con. Mẹ bảo: "Đó là lộc của con gà trống nhà ta". Giống tốt, to con, nên mẹ chăm bẵm nó lắm.
Con gà trống nhà em chẳng kém gì con gà trống của vợ Sọ Dừa trên hoang đảo ? "Ò... . ó...o" chú ta lại cất tiếng gáy giục em cắp sách tới trường. Rạng đông rồi đó.
Tuần 17: Luyện tập chung
Học kì 2
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Chủ đề 4 : Thế giới Logo của em
Tuần 23: Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối,mét khối. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương