Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Phần A
Đọc thầm
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạp đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa trong gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về. Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng nhơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông… Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cạo dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hôp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn… Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo, Thương tin chắc là như thế
Lời giải chi tiết:
Em đọc kĩ lại nội dung bài đọc.
Phần B
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng
1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu ?
a) Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
b) Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?
a) Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
b) Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.
c) Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
3. Trong chuỗi câu Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì", từ bừng nói lên điều gì ?
a) Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
b) Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
c) Hoa gạo làm bến sông sáng bừng lên.
4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
a) Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
b) Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
a) Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo.
b) Lấy đất phù sa lấp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
c) Báo cho Ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.
6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
a) Thể hiện tinh thần đoàn kết.
b) Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
c) Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.
7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a) Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
8. Các vế câu trong câu ghép "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió" được nối với nhau bằng cách nào ?
a) Nối bằng từ "vậy mà".
b) Nối bằng từ "thì".
c) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
9. Trong chuỗi câu "Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...", câu in nghiêng liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
a) Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
b) Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
c) Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
10. Dấu phẩy trong câu "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo" có tác dụng gì ?
a) Ngăn cách các vế câu.
b) Ngăn cách trạng ngữ vói chủ ngữ và vị ngữ.
c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Phương pháp giải:
1,2. Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
3. Con hình dung hoa gạo có màu gì? Việc hoa gạo rực nở đã làm bến sông thay đổi như thế nào?
4. Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
5. Con đọc kĩ đoạn văn thứ 3.
6. Con suy nghĩ và trả lời.
7. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
8. Con phân tích các thành phần trong câu rồi trả lời.
9. Con đọc câu in nghiêng và câu đứng trước nó rồi chú ý các từ lặp lại hoặc từ thay thế trong câu.
10. Con phân tích các thành phần trong câu và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. a: Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
2. b: Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.
3. c: Hoa gạo làm bến sông sáng bừng lên.
4. c: Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
5. b: Lấy đất phù sa lấp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
6. b: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
7. b: Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
8. a: Nối bằng từ "vậy mà".
9. a: Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
10. c: Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.