Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Câu 1
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
- Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.
- Vén khéo : khéo léo, đảm đang.
- Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng.
a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.
b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
Phương pháp giải:
a. Con đọc kĩ toàn bài và xác định từng phần.
b. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Từ ngữ thường dùng để so sánh là: như, tựa như, tựa, như là, là,...
Nhân hoá là dùng từ ngữ để gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.
Lời giải chi tiết:
a) Về bố cục bài văn:
- Mở bài: (Từ đầu đến "...màu cỏ úa"). Mở bài trực tiếp - Giới thiệu về chiếc áo sơ mi được tả
- Thân bài: Từ "Chiếc áo sờn vai.... " đến " .......... chiếc áo quân phục của của ba.": Tả bao quát, tả chi tiết và nêu công dụng của chiếc áo.
+ Tả bao quát cái áo (xinh xinh, trông rất oách).
+ Tả những bộ phận đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét..)
+ Công dụng cái áo (Mặc áo vào tôi cảm thấy như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon).
- Kết bài: (Đoạn văn cuối cùng) Kết bài kiểu mở rộng - Ý nghĩa lớn lao của chiếc áo sơ mi
b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:
- Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự... xắn tay áo lên gọn gàng như một chú bộ đội, mặc áo và có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
- Hình ảnh nhân hoá: người bạn đồng hành quý báu, cái măng-sét ôm lấy cổ tay tôi.
Câu 2
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Phương pháp giải:
- Chỉ viết thành một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Lựa chọn một đồ vật gần gũi với mình để quan sát hình dáng hoặc tìm hiểu về công dụng để viết.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trên bàn học của tôi có một chiếc đèn bàn. Chiếc đèn này có đế tròn làm bằng sắt, khá nặng, sơn màu đen bóng. Cần đèn là thanh kim loại tròn không gỉ, cao chừng 40cm. Chụp đèn hình loa bằng kim loại mỏng sơn màu xanh lá cây ở phía ngoài và màu trắng ở bên trong. Bóng đèn được gắn trong chụp đèn. Mỗi tối, tôi cắm dây điện vào ổ là chiếc đèn lại sáng lên. Đèn đã giúp tôi học bài và làm những công việc cần thiết. Đèn bàn như người bạn thân thiết của tôi.
Bài tham khảo 2:
Lọ đựng bút của em được làm từ gốm sứ với lớp men trắng xinh xắn ở bên ngoài. Lọ có hình trụ rỗng ở bên trong, không có nắp đậy như một cốc nước. Thành lọ dày chừng gần 3mm. Phần miệng của lọ đựng bút cong cong như sóng biển, giúp bút không bị lăn tròn khi tựa lên thành miệng. Chân lọ thì hơi to và phình ra, giúp lọ đứng chắc chắn dù để khá nhiều đồ. Trước mặt bình, có vẽ hình của một ngôi sao băng màu vàng chanh. Phía đuôi của ngôi sao là những vệt vàng tạo cảm giác như ngôi sao ấy thực sự đang bay lượn.
Vật chất và năng lượng
Bài 3: Có chí thì nên
VNEN Toán 5 - Tập 2
Unit 3. Where did you go on holiday?
Unit 13: What Do You Do In Your Free Time?