SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - KNTT SIÊU NGẮN

Thực hành Tiếng Việt trang 61

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Câu 1

Lựa chọn từ ngữ

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Suy nghĩ kĩ và thực hiện từng yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a. Không nên vì từ “vẻ” lột tả đầy đủ và đúng nhất vẻ riêng của mỗi người trong phong cách. Còn từ “kiểu” chỉ để nói một kiểu loại nào đó, không có giá trị nhiều trong cách diễn đạt.

b.

- Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn" phù hợp hơn.

- Vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” là cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lý nhất.

c. Từ "xúc động" được chọn hợp lý hơn vì xúc động là từ ngữ giàu giá trị tạo hình, thể hiện rõ và đẹp nhất trạng thái của con người.

Câu 2

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Thử ghép từng từ và chọn từ phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

a. phản ứng 

b. hoàn hảo

c. quan sát.

d. nỗ lực

Câu 3

Lựa chọn cấu trúc câu

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu hỏi và lần lượt trả lời.

Lời giải chi tiết:

a.

- Ý nghĩa cụm từ in đậm: là trạng ngữ xác định thời gian và phương tiện được nói đến trong câu.

- Nếu bỏ cụm từ in đậm, câu trên sẽ là: Tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

=> Ý nghĩa câu này khác với câu trên vì câu trên khi chưa bỏ thành phần in đậm, người đọc hiểu rằng người viết đang nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ.

b.

- Câu trên nếu đổi lại sẽ không phù hợp vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Bởi vì:

+ Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi: chỉ hành động đứng dậy và sau đó mới trả lời câu hỏi của cậu học sinh.

+ Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên: ý chỉ cậu trả lời câu hỏi xong xuôi mới đứng lên.

c.

- Không thể sử dụng câu trên để thay thế vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Ý nghĩa:

+ "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng": cậu bé tiến lên trước để gần thầy giáo hơn rồi bắt tay thầy.

+ "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước": cậu bé bắt tay thầy giáo rồi tiến lên phía trước để làm một việc gì đó khác.

Câu 4

Câu 4 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu thay đổi xem có gì khác về mặt ý nghĩa và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a.

- Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

=> Nhấn mạnh thắc mắc của người viết không hiểu vì sao cậu bạn mình lại làm việc như vậy.

- Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi, tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

=> Nhấn mạnh suy đoán của người viết về cậu bạn của mình về việc cậu có gì đó muốn nhắn nhủ.

b.

- Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là căn bệnh” hết cách chữa.

=> Nhấn mạnh cách nhìn nhận của người viết, đây không phải là điều nghiêm trọng.

- Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

=> Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự vật được nói đến trong câu.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi