Câu 1
Câu 1
Quan sát hình 2.4 và hình 13.1, hãy lập bảng theo mẫu sau để thể hiện sự phân bố của các nhóm đất chính và thảm thực vật chính trên thế giới. Rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.4 và 13.1 SGK.
Lời giải chi tiết:
Đới khí hậu | Nhóm đất chính | Thảm thực vật chính |
Cực | Đất hoang mạc cực, đất đồng rêu. | Hoang mạc lạnh, đài nguyên. |
Ôn đới | Đất tai-ga lạnh, đất pốt-dôn, đất pốt-dôn cỏ, đất xám nâu rừng lá rộng ôn đới, đất ôn đới thảo nguyên, đất hạt dẻ, đất hoang mạc và bán hoang mạc. | Rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. |
Nhiệt đới | Đất vàng và đất đỏ, đất nâu vàng, đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt, đất đen và xám. | Rừng cận nhiệt ẩm, nhiệt đới ẩm, hoang mạc và bán hoang mạc, xa-van,cây bụi; rừng nhiệt đới. |
Xích đạo | Đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất fe-ra-lit đỏ, đất đỏ và đất đỏ nâu xa-van. | Rừng xích đạo. |
Câu 2
Câu 2
Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố vành đai đất và vành đai thực vật ở sườn tây dãy Cap-ca.
Phương pháp giải:
Phân tích sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: Sườn tây dãy Cap-ca lừ chân núi lên đỉnh núi có những vành đai đất và thực vật sau:
+ Vành đai thực vật: rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, địa y và cây bụi.
+ Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt-dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.
- Giải thích:
+ Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao, trong khi đó mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt, ẩm nhất định => vành đai thực vật thay đổi theo độ cao ở sườn tây Cap-ca.
+ Độ cao, độ dốc là những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi vành đai đất theo độ cao ở sườn tây Cap-ca.
Chương 4: Khí quyển
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10
Review (Units 1 - 2)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 10
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus