Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết về thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
? trang 19
? trang 19
Trả lời câu hỏi 1 trang 19 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1 hãy trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Thạch quyển) và quan sát hình 5.1 (Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất qua tiêu chí về độ dày và thành phần).
Giải chi tiết:
- Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti.
- Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
Trả lời câu hỏi 2 trang 19 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Khái niệm và nguyên nhân của nội lực) trang 19 SGK.
Giải chi tiết:
- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân sinh ra nội lực: Do nguồn năng lượng từ quá trình phân hủy các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hóa học,... xảy ra bên trong Trái Đất.
? trang 20
? trang 20
Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 5.2, 5.3 hãy trình bày tác động của hiện tượng uốn nếp và đứt gãy đến sự hình thành bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 20 (Hiện tượng uốn nếp) và quan sát hình 5.2, 5.3.
Giải chi tiết:
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.
+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,…
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.
+ Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên và có bộ phận hạ thấp.
+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.
+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi.
Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 20 (Hoạt động núi lửa).
Giải chi tiết:
Tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất: Làm thay đổi địa hình.
- Tạo thành các ngọn núi độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.
- Miệng núi lửa ngừng hoạt động: tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.
- Dọc các đứt gãy, phun trào macma tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn.
- Tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.
? trang 21
? trang 21
Trả lời câu hỏi trang 21 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 5.4 hãy:
- Xác định các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 4 (Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất) và quan sát hình 5.4 (các chấm màu đỏ thể hiện núi lửa, các chấm màu xanh thể hiện động đất).
Lời giải chi tiết:
- Phân bố:
+ Vành đai động đất: tập trung ở ranh giới giữa các mảng thạch quyển, giữa Thái Bình dương với châu Mĩ, châu Á với Thái Bình Dương, châu Âu với châu Phi, Ấn Độ Dương với lục địa Á – Âu,…
+ Vành đai núi lửa: kéo dài từ Niu Di-Lân, qua Đông Nam Á, Nhật Bản, A-lax-ca, trải suốt bờ Tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Nhận xét: Động đất và núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển.
- Giải thích: Động đất và núi lửa trên Trái Đất sinh ra do sự chuyển động và va chạm giữa các mảng kiến tạo => Tạo nên các vành đai núi lửa và động đất xung quanh các mảng kiến tạo.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 21 SGK Địa lí 10
Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất: tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Vận động nén ép khiến các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.
+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,…
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.
+ Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.
+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi.
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 21 SGK Địa lí 10
Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Ở nước ta có nhiều diện tích đất ba-dan màu mỡ, nhất là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rất thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu.
- Đó là do các đợt phun trào núi lửa cách đây hơn 1 chục triệu năm đến cách ngày nay trên dưới 1 triệu năm.