Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết về Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh Diều
? trang 11
? trang 11
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Nguồn gốc hình thành Trái Đất) và quan sát hình 3.1.
Lời giải chi tiết:
Nguồn gốc hình thành Trái Đất:
- Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.
- Lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó, đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời.
- Phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc, sau đó kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
? trang 12
? trang 12
Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Vỏ Trái Đất, vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất) và quan sát hình 3.2.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm của vỏ Trái Đất:
+ Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
+ Độ dày: từ 5 km (đại dương) đến 70 km (lục địa).
- Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất: khoáng vật và đá.
+ Khoáng vật: có trên 5000 loại (90% là nhóm khoáng vật si-li-cat).
+ Đá cấu tạo lên vỏ trái đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất. Trong đó, khoảng 95% là đá mac-ma và đá biến chất, còn lại là đá trầm tích.
? trang 13
? trang 13
Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, 3.4, hãy:
- Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.
- Giải thích nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (thuyết kiến tạo mảng) và quan sát hình 3.3, 3.4 (chú ý sự di chuyển giữa 2 mảng kiến tạo).
Lời giải chi tiết:
- Khái quát thuyết kiến tạo mảng:
+ Thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo, các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển gọi là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ gọi là đại dương.
+ Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti, các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển với tốc độ chậm.
- Nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa: Do trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo tách rời nhau hay xô vào nhau.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 13 SGK Địa lí 10
Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 3.2.
Lời giải chi tiết:
Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | 70 km | 5 km |
Đá cấu tạo chủ yếu | Granit | Badan |
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 13 SGK Địa lí 10
Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3.3 (Xác định vị trí của việt Nam, từ đó xác định được Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào).
Lời giải chi tiết:
Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Á – Âu.
Chương 9. Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Tây Tiến
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Đề thi giữa kì 1