Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 24. Địa lí ngành nông nghiệp
Bài 25. Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Bài 26. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Bài 27. Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới
Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 29. Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 31. Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Bài 32. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp
Bài 33. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 34. Địa lí ngành giao thông vận tải
Bài 35. Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Bài 36. Địa lí ngành du lịch
Bài 37. Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ
? mục 1
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 108 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1a (Khái niệm và đặc điểm).
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.
- Đặc điểm:
+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…
Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…
Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.
+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
Trả lời câu hỏi 1 mục 1b trang 109 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục b, phân tích vai trò của môi trường đối với con người.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1b (vai trò).
Lời giải chi tiết:
Vai trò của môi trường đối với con người:
- Không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,…. Đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.
- Nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người như: đất, nước, khoáng sản, gỗ,…
- Nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của chúng ta mỗi ngày đều phát sinh chất thải và tất cả các chất thải này được đưa vào môi trường.
- Nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.
Trả lời câu hỏi 2 mục 1b trang 109 SGK Địa lí 10
Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục 1b (vai trò).
- Đọc thông tin mục “Em có biết?” để hiểu khái niệm môi trường ô nhiễm và môi trường suy thoái.
Lời giải chi tiết:
- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm làm gia tăng lượng các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tia UV, khí CO2,…
- Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ dẫn đến sự suy thoái của các nguồn tài nguyên như nước, đất, rừng, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái… làm mất đi tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Gia tăng các loại thiên tai, diễn biến phức tạp như bão, lũ, hạn hán.
- Gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị.
? mục 2
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 109 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục a, hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2a (Khái niệm và đặc điểm).
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống.
- Đặc điểm:
+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều trong không gian. Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thương hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.
+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có rất nhiều các để phân loại tài nguyên thiên nhiên. Cách phân loại tài nguyên thông dụng nhất là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 110 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2b (vai trò).
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:
- Là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
- Là cơ sở để tích lũy vốn và phát triển ổn định:
+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích lũy vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng khai thác các sản phẩm thô để bán.
+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển ổn định.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 110 SGK Địa lí 10
Dựa vào khả năng tái sinh, hãy phân loại các tài nguyên sau: kim loại, thực vật, khí tự nhiên, nước, gió, than đá, đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào sơ đồ trang 109 về phân lại các tài nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Tài nguyên vô hạn: gió.
- Tài nguyên hữu hạn:
+ Tài nguyên có thể tái tạo: nước, đất, thực vật.
+ Tài nguyên không thể tái tạo: kim loại, khí tự nhiên, than đá.
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 110 SGK Địa lí 10
Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Xác định được tác động của tài nguyên khoáng sản đến phát triển công nghiệp ở những khía cạnh nào (bài 28) .
- Tìm hiểu về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.
+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).
+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.
+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…
- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.
- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.
Unit 3: Community services
Nắng mới
Phần 3. Sinh học vi sinh vật và virus
Unit 3: Shopping
Chương 6. Năng lượng
SBT Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Địa lí lớp 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 10
SBT Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Địa lí - Cánh Diều Lớp 10
SGK Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 10