Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 24. Địa lí ngành nông nghiệp
Bài 25. Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Bài 26. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Bài 27. Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới
Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 29. Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 31. Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Bài 32. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp
Bài 33. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 34. Địa lí ngành giao thông vận tải
Bài 35. Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Bài 36. Địa lí ngành du lịch
Bài 37. Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ
? mục 1
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 55 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong mục 1 và bảng 19, hãy trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Quy mô dân số) và quan sát bảng 19 để lấy dẫn chứng số liệu về dân số.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới:
- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (Bùng nổ dân số). Những năm gần đây tăng chậm lại.
- Năm 2020, dân số thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người (các nước đang phát triển chiếm phần lớn dân số: 83,3%, các nước phát triển chỉ chiếm 16,7% dân số thế giới).
- Đối với từng khu vực, quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.
? mục 2
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 56 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục a (Gia tăng dân số tự nhiên).
Lời giải chi tiết:
Gia tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.
Chú ý: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %) phải chia cho 10.
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 56 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong mục b, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số cơ học.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục b (Gia tăng dân số cơ học).
Lời giải chi tiết:
Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư)/10.
Chú ý: tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %) phải chia cho 10.
Trả lời câu hỏi mục 2c trang 56 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục c (Gia tăng dân số thực tế).
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %).
=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học
Trả lời câu hỏi mục 2d trang 57 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong mục d, hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục d (Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số).
=> Phân tích từng nhân tố: Điều kiện tự nhiên và môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội.
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:
- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:
+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.
+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Các quốc gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao => mức sinh, mức xuất cư thấp. Các quốc gia đang phát triển thì ngược lại.
+ Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.
+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này.
? mục 3
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3a trang 58 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin trong mục a, hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo tuổi.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục a (Cơ cấu sinh học).
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
+ Biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ giới tính nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ tương đương bao nhiêu nam).
+ Thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, khu vực.
+ Tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển,…
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân.
+ Thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi được biểu hiện bằng tháp dân số (tháp tuổi).
Trả lời câu hỏi mục 3b trang 59 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong mục b, hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và cơ cấu dân số theo lao động.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục b (Cơ cấu xã hội) và quan sát hình 19.2.
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:
+ Phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư (tỉ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,…).
+ Thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của 1 khu vực, quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo lao động:
+ Biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.
+ Phân chia: 2 nhóm (dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế) hoặc số lao động trong 3 khu vực kinh tế (Xem hình 19.2).
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 59 SGK Địa lí 10
Quan sát hình 19.1, hãy so sánh sự khác nhau giữa tháp dân số năm 2020 của các nước Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ và Ca-na-đa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 19.1, so sánh độ rộng đáy, thân và đỉnh của 3 tháp dân số.
=> Rút ra đặc điểm dân số của các nước Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ và Ca-na-đa mà các tháp tuổi biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
- Tháp dân số Ê-ti-ô-pi-a: đáy tháp mở rộng, thu hẹp dần lên đỉnh tháp.
=> Tỉ suất sinh cao, tỉ lệ trẻ em đông; dân số tăng nhanh và tuổi thọ trung bình thấp.
- Tháp dân số Ấn Độ: tháp mở rộng ở giữa, thu hẹp lại về phía đỉnh và đáy tháp.
=> Dân số đang có sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang già; tỉ suất sinh giảm, tỉ lệ trẻ em ít; gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
- Tháp dân số Ca-na-đa: tháp hẹp ở đáy và đỉnh tháp mở rộng hơn.
=> Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ em và cao ở người già; tuổi thọ trung bình cao; dân số ổn định về quy mô và cơ cấu.
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 59 SGK Địa lí 10
Hãy tìm hiểu tình hình biến động dân số (tăng, giảm) ở nơi em sống trong thời gian 5 năm trở lại đây và nguyên nhân dẫn tới sự biến động đó.
Phương pháp giải:
- Khai thác thông tin từ Internet hoặc sách báo để tìm hiểu sự biến động dân số ở địa phương em.
- Có thể lấy số liệu từ Tổng cục Thống kê để phân tích:
https://www.gso.gov.vn/
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Em sống ở Hà Nội.
Bảng dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: triệu người
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Hà Nội | 7,3 | 7,4 | 7,5 | 8,1 | 8,2 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
* Nhận xét:
Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:
- Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).
- Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.
* Giải thích:
Dân số của Hà Nội tăng liên tục qua các năm do:
- Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.
- Tập trung nhiều khu công nghiệp, hoạt động kinh tế sôi nổi => tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động.
- Nhiều trường đại học lớn => sinh viên các tỉnh khác đến học.
- Chất lượng đời sống của người dân cao,…
Phần 3. Địa lí kinh tế - xã hội
Chuyên đề 3. Ba đường conic và ứng dụng
MỞ ĐẦU
Prô - mê - tê và loài người
Môn bóng rổ