Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 24. Địa lí ngành nông nghiệp
Bài 25. Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Bài 26. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Bài 27. Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới
Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 29. Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 31. Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Bài 32. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp
Bài 33. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 34. Địa lí ngành giao thông vận tải
Bài 35. Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Bài 36. Địa lí ngành du lịch
Bài 37. Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ
? mục 1
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 91 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (cơ cấu).
Lời giải chi tiết:
Khu vực dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường chia dịch vụ thành 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ,…
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính.
? mục 2
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 91 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (vai trò).
Lời giải chi tiết:
- Vai trò kinh tế:
+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.
Ví dụ: ngành thương mại đóng vai trò quan trọng trong phân phối sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua thương mại, nhà sản xuất xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, thích/dùng nhiều sản phẩm nào hay không thích sản phẩm nào. Từ đó thông tin lại để các ngành sản xuất điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất phù hợp nhu cầu, tránh thừa hay thiếu.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ví dụ: Dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng, vì vậy tạo ra khối lượng việc làm lớn – đa dạng từ những ngành đơn giản (phục vụ, buôn bán nhỏ lẻ,…) đến những ngành phức tạp (marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,….) điều này giúp thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: Dịch tạo ra khối lượng việc làm lớn và đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc ngành dịch vụ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
- Các vai trò khác:
+ Về mặt xã hội: giúp các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt cộng đồng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống nhân dân:
Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân, tiếp cận với các hình thức vui chơi, giải trí nhằm giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống.
+ Về mặt môi trường: góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm hiện nay thường gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường môi trường hay dịch vụ vệ sinh môi trường giúp cho đô thị trở nên sạch, đẹp hơn.
+ Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Internet giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, giao lưu kinh tế - văn hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Các loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quốc tế như đường biển, đường hàng không ngày càng phát triển giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng.
? mục 3
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 92 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (đặc điểm).
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất => việc đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ khó.
Ví dụ: để đánh giá chất lượng dịch vụ buôn bán quần áo, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá chất lượng thông qua cảm nhận của khách hàng về giá cả (đắt, rẻ, có phù hợp với chất lượng không), không gian mua sắm (chật, hẹp, thoáng đãng,…), mức độ chăm sóc khách hàng (thái độ phục vụ cho chu đáo, kịp thời hay không; khả năng tư vấn có chi tiết đầy đủ hay hời hợt qua loa;….).
- Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Khi chúng ta đi xem 1 trận bóng đá thì sản xuất và cung ứng dịch vụ đó diễn ra đồng thời.
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng của ngành dịch vụ.
Ví dụ: Sự ra đời của các phần mềm, trang web đã giúp cho nhiều hoạt động có thể diễn ra trực tuyến như mua sắm online, học online.
? mục 4
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 92 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin mục 4, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 4 (các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố).
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 92 SGK Địa lí 10
Các lĩnh vực hoạt động: giao thông vận tải, tư vấn pháp lí, công chứng, bảo tàng, tư vấn sức khỏe, giáo dục thuộc nhóm dịch vụ nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về cơ cấu ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
- Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải.
- Dịch vụ tiêu dùng: tư vấn pháp lí, bảo tàng, tư vấn sức khỏe, giáo dục.
- Dịch vụ công: công chứng.
Giải bài luyện tập 2 trang 92 SGK Địa lí 10
Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ.
Phương pháp giải:
- Xác định dạng biểu đồ: biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (từ khóa “ thể hiện quy mô và cơ cấu”, thời gian 2 năm).
- Tính bán kính đường tròn: 2 đường tròn sẽ có bán kính bằng nhau do số liệu tương đối (%).
- Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (%)
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP thế giới, đạt 67,9% (năm 2019).
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng: từ 64,1% (năm 2000) -> 67,9% (năm 2019), tăng 3,8%.
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 92 SGK Địa lí 10
Tìm hiểu và trình bày về dịch vụ công ở nước ta theo gợi ý:
- Dịch vụ công gồm những lĩnh vực nào?
- Một số tiến bộ trong dịch vụ công,..
Phương pháp giải:
Tìm kiếm trên internet (trang web:
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-danh-sach-dich-vu-cong.html#tthcName
)Lời giải chi tiết:
- Dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công.
- Một số tiến bộ trong dịch vụ công:
+ Tiến hành xã hội hóa dịch vụ công.
+ Ứng dụng khoa học – công nghệ vào các hoạt động dịch vụ công, thực hiện trực tuyến.
Unit 7: New ways to learn
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Chương III. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
CHƯƠNG V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
Đề thi giữa kì 1