Bài đọc 1
Đọc:
Sơn ca, nai và ếch
Sơn ca, nai và ếch thân nhau.
Ba bạn thường gặp nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị. Sơn cả kể về bầu trời. Ếch kể chuyện dưới nước. Nai kể chuyện rừng sâu.
Một hôm, ba bạn quyết định đổi việc cho nhau.
Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt nữa thì chết đuối. Nai leo lên mỏm đá tập bay. Những nó vừa tung mình lên thì rơi huỵch xuống đất, đau điếng. Còn ếch thì thấy rừng rậm thật khủng khiếp.
Gặp lại nhau, ba bạn đồng thành nói:
- Chúng ta không chơi trò dại dột như vậy nữa!
Theo Lê Thị Bạch Tuyết
Đọc hiểu
1. Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho nhau:
- Sơn ca lao mình xuống nước suýt nữa thì chết đuối.
- Nai neo lên mõm đá tập bay.
- Ếch thì thấy rừng rậm thật khủng khiếp.
Câu 2
2. Chọn ý đúng: Ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu:
a. Mỗi loài có một cách sống, đổi việc là dại dột.
b. Muốn đổi việc thì phải luyện tập rất nhiều.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu: a. Mỗi loài có một cách sống, đổi việc là dại dột.
Câu 3
3. Con người đã làm như thế nào:
a. Để bay lên bầu trời?
b. Để bơi, lặn dưới nước?
c. Để sống trong rừng sâu?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Con người đã:
a. Dùng máy bay để bay lên bầu trời
b. Dùng thuyền, đồ bơi, tàu, học bơi để lặn, bơi dưới nước.
c. Dùng lửa, dùng lều trại sống trong rừng sâu.
Viết
2. Em chọn vần nào: uyt hay uych?
a. Sơn ca thử lao mình xuống nước, s..... chết đuối
b. Nai vàng leo lên mỏm đá tập bay thì rơi h..... xuống đất.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết đuối
b. Nai vàng leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch xuống đất.
Câu 2
3. Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?
Sơn ca, nai và ếch thường ....ể cho nhau nghe những ....âu chuyện thú vị.
Thầy giáo voi giương ....ính lên cũng không đọc được chữ của kiến .....on
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và điền từ thích hợp để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị.
Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc được chữ của kiến con.
Bài đọc 2
Đọc:
Chuyện trong vườn
Sáng sớm, Mai ra vườn đã thấy bà đang tưới hoa. Em gọi:
- Bà ơi!
- Cháu dậy rồi à? Đi cẩn thận kẻo ngã nhé!
Mai chạy về phía bà. Bỗng em vấp phải một mô đất, ngã sõng soài, làm gãy một cành hồng. Bà vội chạy lại đỡ cháu rồi hỏi:
- Cháu có đau không?
Mai đau nhưng vẫn nói:
- Không sao ạ!
Nhìn cành hoa gãy đang ứa nhựa. Mai nghĩ: “Chắc hoa cũng đau lắm, nó đang khóc. Chỉ tại Mai chạy vội mà hoa bị đau.”.
Phỏng theo Nguyễn Phan Khuê
Đọc hiểu
1. Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thấy Mai ra vườn, bà đã nhắc Mai đi cẩn thận kẻo ngã.
Câu 2
2. Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc? Em hãy giúp Mai nói lời xin lỗi cây hoa?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mai nghĩ là hoa đang khóc vì cành hoa bị gãy nên Mai nghĩ hoa cũng đau lắm.
Em giúp Mai xin lỗi cây hoa: "Hoa ơi! Vì không cẩn thận nên mình đã làm gãy cành hoa rồi. Mình xin lỗi hoa nhé!".
Câu 3
3. Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích:
a. Cô bé yêu hoa
b. Cô bé nhân hậu
c. Cô bé giàu tình cảm
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cái tên em muốn đặt cho Mai là: c. Cô bé giàu tình cảm
Bài đọc 3
Đọc:
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Trần Đăng Khoa
Đọc hiểu
1. Hỏi đáp theo nội dung bài học? (Ví dụ: Hay nói ầm ĩ là con gì? - Là con vịt bầu).
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hỏi đáp theo nội dung bài học như sau:
- Con gì hay hỏi đâu đâu? - Là con chó viện
- Con gì hay chăng dây điện? - Là con nhện con
- Cái gì ăn no quay tròn? - Là cối xay lúa
- Cái gì mồm thở ra gió? - Là cái quạt hòm
- Con gì không thèm cỏ non? - Là con trâu sắt
- Cái gì như rồng phun nước? - Là cái máy bơm
- Con gì dùng miệng nấu cơm? - Là con cua con cáy
Câu 2
2. Hỏi đáp về những con vật, đồ vật, cây cối xung quanh em.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài thơ và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hỏi đáp con vật, đồ vật, cây cối xung quanh:
- Con gì báo thức mỗi sáng? - Là con gà trống
- Con gì ăn no lăn tròn, miệng kêu ỉn ỉn? - Là con lợn.
- Cái gì dùng để liên lạc với người khác? - Là cái điện thoại
- Cái gì để em viết chữ mỗi ngày? - Là cuốn vở....
Chủ đề 4. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
PHẦN 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Tiếng Việt 1 tập 2 - Cánh diều