Đề bài
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Có các chất sau: Na2O, Fe2O3, CaO, SO2, CaO, SO2, CO2, H2O. Những chất có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp là:
A. CaO, Fe2O3, SO2, CO2, H2O
B. Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O.
C. Na2O, Fe2O3, CO2, SO2, H2O.
D. Na2O, CaO, CO2, H2O, Fe2O3.
Câu 2: Khí CO có lẫn khí SO2 và khí CO2. Có thể loại SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua:
A. lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch NaOH.
C.H2O.
D. CuO nung mạnh.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm K2O rất khó bảo quản, vì K2O
A. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí CO2 trong không khí.
B. kém bến dễ bị ánh sáng phân hủy.
C. rất dễ tác dụng với khí O2 trong không khí.
D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
Câu 4: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 cho khí H2. Khí H2 tác dụng oxit kim loại Y cho kim loại Y khi nung nóng. Cặp kim loại X - Y có thể là:
A. Zn - Cu
B. dung dịch NaOH.
C. kim loại Cu.
D. quỳ tím.
Câu 6: Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dùng một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học là:
A. 2,24. B. 2,63.
C. 1,87. D. 3,12.
Câu 7: Cho dãy các oxit: MgO, Fe2O3, K2O, SO2, CO2, NO.Số phản ứng xảy ra khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
A. 8 B. 5
C. 6 D. 7.
Câu 8: Chất cần dùng để điều chế Fe từ Fe2O3 là:
A. H2 B. CO2
C. H2SO4 D. Al2O3.
II. Tự luận (6 điểm).
Câu 9 (2 điểm): Chỉ dùng một trong các chất: CuO, Cu, CO, SO3, H2O, SO2, FeO để điền vào các chỗ trống trong sơ đồ sau:
1…..+ H2O \(\to\) H2SO4
2. H2O + … \(\to\) H2SO3
3. …. + HCl \(\to\) CuCl2 + H2O
4. FeO + … \(\to\) Fe + CO2.
Câu 10 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
FeS2 \(\to\) SO2 \(\to\) SO3 \(\to\) H2SO4 \(\to\) BaSO4
Câu 11 (2 điểm): Lấy 10 gam CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 0,56 lít khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (Ca = 40, C = 12, O = 16, S = 32).
Lời giải chi tiết
1.Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | A | A | D | C | B | A |
2.Lời giải:
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: (B)
Các ví dụ: \(\eqalign{ & 4Fe + 3{O_2} \to 2F{e_2}{O_3} \cr & Ca + {O_2} \to CaO \cr & S + {O_2} \to S{O_2} \cr & C + {O_2} \to C{O_2} \cr & 2{H_2} + {O_2} \to 2{H_2}O \cr & 4Na + {O_2} \to 2N{a_2}O. \cr} \)
Câu 2: (A)
CO2 và SO2 là 2 oxit axit nên bị dung dịch Ca(OH)2 tác dụng tạo muối. CO không tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 và không tan trong nước, thoát ra khỏi dung dịch.
Câu 3: (A)
Do các phản ứng: \(\eqalign{ & {K_2}O + {H_2}O \to 2KOH \cr & {K_2}O + C{O_2} \to {K_2}C{O_3} \cr & 2KOH + C{O_2} \to {K_2}C{O_3} \cr & KOH + C{O_2} \to KHC{O_3}. \cr} \)
Câu 4: (A)
Các phản ứng: \(\eqalign{ & Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2} \cr & {H_2} + CuO \to Cu + {H_2}O \cr} \)
Câu 5: (D)
CaO + H2O \(\to\) Ca(OH)2. Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh.
P2O5 + 3H2O \(\to\) 2H3PO4. Dung dịch H3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 6: (C)
CaO + H2O \(\to\) Ca(OH)2.
Cứ 56 gam CaO theo phương trình cần 18 gam nước.
Cũng cứ 56 gam CaO lượng nước đem dùng = 56.0,6 = 33,6 gam.
Lượng nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học:
\(\dfrac{33,6} {18} = 1,87.\)
Câu 7: (B)
Phương trình hóa học:
\(\eqalign{ & MgO + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}O \cr & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + 3{H_2}O \cr & {K_2}O + 2HCl \to 2KCl + {H_2}O \cr & C{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O \cr & S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O. \cr} \)
Câu 8: (A)
3H2 + Fe2O3 \(\to\) 2Fe + 3H2O.
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 9:
\(\eqalign{ & 1.S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4} \cr & 2.{H_2}O + S{O_2} \to {H_2}S{O_3} \cr & 3.CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & 4.FeO + CO \to Fe + C{O_2}. \cr} \)
Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm.
Câu 10:
Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau(ghi rõ điều kiện nếu có):
\(\eqalign{ & 4Fe{S_2} + 11{O_2} \to 8S{O_2} + 2F{e_2}{O_3} \cr & 2S{O_2} + {O_2} \to 2S{O_3} \cr & S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4} \cr & {H_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} + 2HCl. \cr} \)
Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm.
Câu 11:
CaCO3 + 2HCl \(\to\) CaCl2 + CO2 + H2O.
CaSO4 không tác dụng với dung dịch HCl.
\(\eqalign{ & {n_{C{O_2}}} = {{0,56} \over {22,4}} = 0,025mol \Rightarrow {n_{CaC{O_3}}} = 0,025mol. \cr & \Rightarrow {m_{CaC{O_3}}} = 0,025.100 = 2,5gam. \cr} \)
Thành phần % theo khối lượng của CaCO3
\( = \dfrac{2,5}{10}.100\% = 25\% .\)
Thành phần % theo khối lượng của CaSO4
= 100% - 25% = 75%.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 2
Unit 8: Celebrations - Lễ kỉ niệm