Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Câu 1.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
a.
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.
b.
- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.
- Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?
c.
Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.
d.
Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?
Câu 2. Trong đoạn văn có lỗi sau. Em hãy chỉ ra, giải thích lỗi sai và chữa lại cho đúng:
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Tuy nhiên, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị.
Lời giải chi tiết
Câu 1
a.
- Tác phẩm: Nói với con
- Tác giả: Y Phương
b.
- Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
- Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.
c.
- Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối
- Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.
d.
- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.
Câu 2
- Lỗi sai: Tuy nhiên
- Vì: Quan hệ từ “Tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản, sử dụng ở câu trên là không phù hợp, vì hai chị em không có quan hệ tương phản với nhau.
- Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Trong đó, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị.
Nguồn: Sưu tầm
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12
Unit 9. Deserts
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Chương 5. Di truyền học người
Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo