Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.
c. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…
d. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Lời giải chi tiết
a.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.
b.
Cách giải:
Năm trước, cháu // tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.
TN CN VN
c.
Cách giải:
Anh thanh niên từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn… vì nghĩ công lao của mình nhỏ bé hơn những người đồng chí khác, mình không phải là đối tượng để được khắc họa chân dung ngợi ca. Qua đó thấy được tính cách khiêm tốn, thành thực của anh.
d.
Cách giải:
Viết đoạn văn (không quá 5 câu). Đoạn văn đảm bảo các ý chính sau:
- Anh thanh niên thân thiện với mọi người, nói chuyện tự nhiên, cởi mở.
- Tâm hồn phong phú, thể hiện ở việc đọc sách.
- Khiêm tốn, thành thực: Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé.
- Khát vọng cống hiến cho đất nước: thể hiện ở việc anh và bố cùng xin ra trận, tình cảm cha con càng sâu sắc hơn khi cùng thực hiện lí tưởng.
Nguồn: Sưu tầm
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng
Unit 9. Deserts
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ
HÌNH HỌC SBT - TOÁN 12 NÂNG CAO
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 12