Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)
a. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.
Lời giải chi tiết
a.
- Văn bản: Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh.
b.
Trường từ vựng liên quan đến nghề chài lưới: Thuyền, mái chèo, buồm.
c.
- Biện pháp so sánh:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Khiến cho sự vật trở nên có thần, có hồn, sức truyền cảm mạnh mẽ: Con thuyền như một chú ngựa đẹp đẽ, với sức lực phi thường, vươn mình trên biển cả mênh mông, rộng lớn.
+ Hình ảnh cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc bỗng trở nên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng biết bao nhiêu, cánh buồm đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương. Cùng với đó là hình ảnh nhân hóa “rướn” cho thấy sức mạnh không chỉ của con thuyền căng mình lao về phía trước mà đằng sau đó là niềm tin, khát vọng của những người dân chài lưới vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nguồn: Sưu tầm
Đề kiểm tra 15 phút
Unit 6: Future Jobs - Việc Làm Tương Lai
Unit 5: Higher Education - Giáo Dục Đại Học
GIẢI TÍCH SBT - TOÁN 12 NÂNG CAO
PHẦN 2. KĨ THUẬT ĐIỆN