Câu 1
Nghe – viết:
Rừng ngập mặn Cà Mau
Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây như đước, mắm, sú vẹt, dừa nước. Đó là nơi sinh sống của cò, le le, chích bông nâu,... Đây cũng là chỗ dừng chân của các loài chim di cư như sếu, bồ nông, cò thìa,...
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Viết tên tỉnh (thành phố) nơi em ở.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tỉnh (thành phố) nơi em ở là:
- Thành phố Hà Nội
- Tỉnh Nghệ An
- Thành phố Đà Nẵng…
Câu 3
Viết từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và viết từ ngữ tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Đánh dấu tích vào ô trống trước dòng nêu đúng nghĩa của từ quê hương.
□ Nơi mình học hành, vui chơi.
□ Nơi bố mẹ mình ở, làm việc.
□ Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đáp án và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Quê hương là nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều đời sinh sống.
Câu 5
Phân loại các từ ngữ sau vào 2 nhóm:
(tự hào, bến cảng, thân thuộc, rừng cây, thương nhớ, đầm sen, mái đình, ruộng lúa, phố phường, mến yêu, thân thương)
a. Chỉ sự vật có ở quê hương. M: rừng cây
b. Chỉ tình cảm đối với quê hương. M: mến yêu
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ và xếp vào nhóm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ sự vật có ở quê hương: bến cảng, rừng cây, đầm sen, mái đình, ruộng lúa, phố phường
b. Chỉ tình cảm đối với quê hương: tự hào, thân thuộc, thương nhớ, mến yêu, thân thương
Câu 6
Viết 2 – 3 câu có từ ngữ ở bài tập 5.
Phương pháp giải:
Em chọn 2 – 3 từ ngữ ở bài tập 5 để đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Đầu làng em có đầm sen rất đẹp.
- Em rất tự hào về quê hương của em.
- Đã lâu không được về quê, em vô cùng thương nhớ ông bà.
- Ruộng lúa quê em rộng bao la.
Câu 7
Điền từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ở đâu? hoặc Để làm gì? vào chỗ trống.
a. Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê …
b. …, cảnh vật thật thanh bình.
c. Bà đưa em ra vườn …
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a. Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê thăm ông bà.
b. Ở quê, cảnh vật thật thanh bình.
c. Bà đưa em ra vườn chơi.
Câu 8
Đánh số vào ô trống để sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với các bước trồng cây.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và sắp xếp theo thứ tự.
Lời giải chi tiết:
Câu 9
Viết 4 – 5 câu thuật lại việc trồng cây.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 8 để viết.
Lời giải chi tiết:
Tuần trước, em được cùng bố trồng cây ở sau vườn. Đầu tiên, bố và em đào một cái hố nhỏ. Sau đó, em nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố. Rồi bố và em cùng lấy đất lấp miệng hố lại. Cuối cùng, em lấy bình nước nhỏ tưới cho cây vừa trồng.
Câu 10
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài thơ về quê hương.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn 1 bài thơ về quê hương mà em đã đọc và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Lời giải chi tiết:
- Tên bài thơ: Về quê
- Tác giả: Nguyễn Thắng
- Điều em thích:
+ Từ ngữ: thả diều, câu cá.
+ Hình ảnh: đêm về bé ngắm ông trăng
- Cảm xúc: niềm vui khi được về quê với ông bà.
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - CÁNH DIỀU
Ôn tập cuối học kì I
Fluency Time! 1
Chủ đề 6. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề: Thực vật và động vật
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2