Câu 1
Nghe – viết:
Bên cửa sổ
Nhà mới của Hà có cửa sổ hướng ra vườn cây. Ngồi bên cửa sổ, Hà thấy bao nhiêu điều lạ.
Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, đậu trên ngọn cây. Tiếng hát của chúng như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Viết tên 2 – 3 đường phố hoặc làng xã mà em biết.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Đường Xuân Thủy, đường Hồ Tùng Mậu, phố Huế.
- Làng Giát Cầu, làng Hà Hồi, xã Thuận Sơn.
Câu 3
Viết 2 – 3 từ ngữ chứa tiếng:
a. Bắt đầu bằng chữ ch hoặc chữ tr, có nghĩa:
- Chỉ người trong gia đình, dòng họ. M: chị
- Chỉ cây cối. M: tre
b. Có vần ong hoặc vần ông, có nghĩa:
- Chỉ đồ vật. M: cái vòng
- Chỉ con vật. M: con công
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu để tìm từ ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Bắt đầu bằng chữ ch hoặc chữ tr, có nghĩa:
- Chỉ người trong gia đình, dòng họ: cháu, chắt, chú, chồng.
- Chỉ cây cối: trúc, chanh, chuối
b. Có vần ong hoặc vần ông, có nghĩa:
- Chỉ đồ vật: chong chóng, võng, lồng.
- Chỉ con vật: con ong, bồ nông, con ngỗng.
Câu 4
Ghép các tiếng sau thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tiếng trong những chiếc lá và ghép lại với nhau để thành những từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen là: thân thương, thân thuộc, thân quen, quen thuộc, thiết tha
Câu 5
Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn, viết hoa chữ đầu câu.
Cò □ vạc □ diệc xám rủ nhau về đây làm tổ □ chúng gọi nhau □ trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước □
Theo Thảo Nguyên
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và điền dấu thích hợp, chú ý sau dấu chấm phải viết hoa.
Lời giải chi tiết:
Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước.
Câu 6
Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
a. Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
b. Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
c. Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn từ thích hợp để đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu.
Lời giải chi tiết:
a. Ông em thường ra sân tập thể dục lúc nào?
Lúc nào ông em thường ra sân tập thể dục?
b. Mẹ gọi Nam dậy lúc nào?
Lúc nào mẹ gọi Nam dậy?
c. Bao giờ lớp em thi văn nghệ?
Lớp em thi văn nghệ bao giờ?
Câu 7
Viết 4 – 5 câu về một việc làm hằng ngày của thầy cô dựa vào gợi ý:
a. Giới thiệu việc làm của thầy cô.
b. Các bước thầy cô thực hiện công việc.
Lời giải chi tiết:
Hằng ngày, cô chủ nhiệm đều tới lớp giảng dạy cho chúng em. Mỗi tiết học của cô đều rất hấp dẫn và lí thú. Đầu tiên, cô kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà cho chúng em. Tiếp theo, cô sẽ giới thiệu cho chúng em bài học mới. Sau đó, cô sẽ giảng bài mới và ghi lại những nội dung quan trọng trên bảng. Cuối cùng, cô kết thúc bài học và giao bài tập về nhà cho học sinh.
Câu 8
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài đọc về nơi thân quen, gắn bó.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn 1 bài đọc về nơi thân quen, gắn bó mà em đã đọc và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Lời giải chi tiết:
- Tên truyện: Ngôi trường mới
- Nơi được nhắc đến: ngôi trường
- Thông tin mới: ngôi trường được xây mới
- Cảm xúc: ngôi trường thân thương.
Câu 9
Vẽ về nơi em thích trong ngôi nhà của mình. Đặt tên cho bức vẽ.
Lời giải chi tiết:
Em tham khảo một số bức tranh sau:
Chủ đề 5. Mùa xuân hân hoan
Bài tập cuối tuần 24
Chủ đề 6. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 1. Rộn ràng ngày mới
Unit 3: Are those his pants?
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2