Câu 1
Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia đình.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu kĩ một bài văn về gia đình để điền vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tên bài đọc: Cô chủ nhà tí hon
Tác giả: Thu Hằng
Chỉ hoạt động: chơi, nấu, chạy, nếm, nheo mắt, cười, nói, ăn, nhìn, lấy, đưa, mang,
Chỉ tình cảm: âu yếm, thú vị, khích lệ
Hình ảnh đẹp: nhờ sự động viên và chỉ dạy của ông ngoại mà cô bé Vân đã từng bước cố gắng để trở thành một cô chủ nhà tí hon.
Câu 2
Nghe - viết: Vườn trưa (SGK, tr.128).
Lời giải chi tiết:
Em lắng nghe và viết bài vào vở.
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Câu 3
Điền vần êch hoặc vần uêch vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ sau đó điền vần và dấu thanh vào chỗ trống cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
nghuệch ngoạc
trống huếch
bạc phếch
rỗng tuếch
chênh chếch
trắng bệch
Câu 4
Điền vào chỗ trống:
a. Chữ ch hoặc tr:
Chị tre ....ải tóc bên sông
Nàng mây áo ....ắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà ....ổi loẹt quẹt lom khom ....ong nhà
Trần Đăng Khoa
b. Vần ac hoặc at và thêm dấu thanh (nếu cần)
Ve ngân khúc nh....
Gió h.... lao xao
Lũy tre x.... xào
Đồng quê bát ng....
Gia Hân
Phương pháp giải:
Em chú ý điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.
Em điền vần ac hoặc ât vào từng chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu.
Lời giải chi tiết:
a.
Chị tre chải tóc bên sông
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Trần Đăng Khoa
b.
Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Lũy tre xạc xào
Đồng quê bát ngát
Gia Hân
Câu 5
Viết những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn sau:
Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hoà, gọn gàng, đẹp mắt.
Phúc Quảng
M: cao - thấp
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
cao - thấp
rộng - hẹp
dày - mỏng
lớn - bé
Câu 6
Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và tìm những từ có nghĩa trái ngược với các từ trên cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
tròn - méo
lớn - bé
nóng - lạnh
cao - thấp
tươi - héo
chín - xanh
Câu 7
Sử dụng 2 - 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 6 để viết câu nói về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà
M: Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
M: Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.
Phương pháp giải:
Em sử dụng các cặp từ trái nghĩa ở bài tập số 6 để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà
Ghế của anh thì cao còn của em thì thấp.
Bát của bố thì lớn, bát của con thì bé.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
Mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh.
Quả xoài chín thơm lừng còn quả cam còn xanh chưa hái được.
Chủ đề 11. Các số đến 100000
Bài tập cuối tuần 35
Unit 4: I love my room.
Bài tập cuối tuần 27
Chủ đề 3: Vui đến trường
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3