Luyện từ và câu
Nội dung câu hỏi:
Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
(cô bé, Na, bầu trời, cả dãy phố, người và xe)
Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước........................đầy mây đen và chớp giật loé từng đợt. ......................đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ,.....................nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xoá màn mưa. Dưới lòng đường,.......................di chuyển hối hả. .........................hầu như không có một mái hiên nào đua ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhà bảo mẹ kéo mái hiên ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa...
(Theo La Nguyễn Quốc Vinh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm chủ ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước. Bầu trời đầy mây đen và chớp giật loé từng đợt. Na đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Cô bé nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xoá màn mưa. Dưới lòng đường, người và xe di chuyển hối hả. Cả dãy phố hầu như không có một mái hiên nào đưa ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhà bảo mẹ kéo mái hiện ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa...
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Thêm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu.
a.................thích giúp đỡ bạn bè trong lớp.
b.....................nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác.
c.........................thổi vi vu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và tìm chủ ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Mai thích giúp đỡ bạn bè trong lớp.
b. Chim chích bông nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác.
c. Gió thổi vi vu.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a. Mây đen che kín bầu trời.
b. Cánh cổng đồn biên phòng hiện ra trước mắt tôi.
c. Một chú bộ đội đang đứng gác trước cổng.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các bộ phận in đậm và đặt câu hỏi: Ai, cái gì, con gì?
Lời giải chi tiết:
a. Cái gì che kín bầu trời?
b. Cái gì hiện ra trước mắt tôi?
c. Ai đang đứng gác trước cổng?
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
Dựa vào tranh, đặt câu theo yêu cầu.
Yêu cầu | Câu |
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người. | |
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ vật. | |
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. |
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và đặt câu theo yêu cầu đề.
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu | Câu |
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người. | a. Cô bé đang cho đàn gà ăn. |
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ vật. | b. Đàn gà đang chăm chỉ mổ thóc. |
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. | c. Mặt trời đang tỏa những tia nắng ấm áp. |
Câu 5
Nội dung câu hỏi:
Dựa vào kết quả bài tập 4, đặt câu hỏi cho chủ ngữ của mỗi câu.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Ai đang cho đàn gà ăn?
b. Con gì đang chăm chỉ mổ thóc?
c. Cái gì đang tỏa những tia nắng ấm áp?
Viết
Nội dung câu hỏi:
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết đoạn văn dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở trang 16.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Bài tham khảo 2:
Trong những câu chuyện em đã đọc thì nhân vật ông nhạc sĩ trong truyện Ông Bụt đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về lòng nhân hậu. Ông là một người tốt bụng, chỉ vì nghe lời thì thầm của một cô bé vô ý làm vỡ chậu hoa mà ông đã đi mua chậu hoa mới. Điều đó đã giúp cô bé vui vẻ và tin tưởng vào ông Bụt. Ông nhạc sĩ đã làm điều đó mà không cần một lời cảm ơn hay được người khác biết đến mà chỉ làm trong âm thầm. Tấm lòng đó đã khiến em vô cùng cảm phục. Ông là một tấm gương sáng về lòng nhân hậu, vị tha để mọi người noi theo.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đoạn văn của em đã đạt được những yêu cầu nào dưới đây?
Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng. | |
Giới thiệu được nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe). | |
Nêu được tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật. | |
Không mắc lỗi dùng từ. | |
Không mắc lỗi đặt câu. | |
Không mắc lỗi chính tả. |
b. Sửa lỗi trong đoạn văn của em (nếu có).
Phương pháp giải:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa nếu có.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa nếu có.
Vận dụng
Nội dung câu hỏi:
Trang trí và viết một tấm thiệp với lời nhắn yêu thương tặng mẹ nhân ngày 8 tháng 3.
Phương pháp giải:
Em tiến hành tự làm một tấm thiệp, viết lời nhắn yêu thương tặng mẹ nhân ngày 8 tháng 3.
Gợi ý:
- Em muốn gửi lời chúc gì đến mẹ?
- Tình cảm của em dành cho mẹ ra sao?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài 20. Ôn tập - VBT Lịch sử 4
Chủ đề 2 : Tập vẽ với phần mềm Paint
Unit 4: Activities
Unit 3. What day is it today?
TẢI 10 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TOÁN 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4