Câu hỏi 1
Nội dung câu hỏi:
Cách viết hoa tên người và tên cơ quan, tổ chức dưới đây khác nhau thế nào?
- Cách viết hoa tên người:
- Cách viết hoa tên tổ chức, cơ quan:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin trong bảng để nhận xét về cách viết khác nhau thấ nào.
Lời giải chi tiết:
Tên người thì phải viết hoa các chữ cái đầu của từng chữ còn tên của các tổ chức thì viết hoa những chữ cái đứng đầu danh từ riêng.
Câu hỏi 2
Nội dung câu hỏi:
Nhận xét cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức sau:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin trong bảng để nhận xét cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức.
Lời giải chi tiết:
- Tên người thì phải viết hoa các chữ cái đầu của từng chữ còn tên của các tổ chức thì viết hoa những chữ cái đứng đầu danh từ riêng.
Câu hỏi 3
Nội dung câu hỏi:
Đánh dấu vào ô trống trước trường hợp viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức.
a.
b.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin trong bảng để đánh dấu đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 4
Nội dung câu hỏi:
Viết
a. Tên tổ chức Đội của trường em:
b. Tên một cơ quan hoặc tổ chức mà em biết:
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết cá nhân để viết tên.
Lời giải chi tiết:
a. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
b. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường,....
Câu hỏi 5
Nội dung câu hỏi:
Chỉ ra lỗi trong cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức (in đậm) và viết lại đoạn văn cho đúng.
Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội ra đời ngày 1 tháng 6 năm 1955 đã thu hút hàng vạn thiếu nhi Hà Nội đến tham gia sinh hoạt. Đến năm 1974 nơi đây được đổi tên thành nhà văn hoá thiếu nhi. Từ năm 1985 đến nay, trung tâm sinh hoạt văn hoá này mang tên cung thiếu nhi Hà Nội.
(Theo Minh Khôi)
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về quy tắc viết hoa để viết lại đoạn văn cho đúng.
Lời giải chi tiết:
Sửa lại:
- Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội
→ Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội
- nhà văn hoá thiếu nhi
→ Nhà Văn hoá Thiếu nhi
- cung thiếu nhi Hà Nội
→ Cung Thiếu nhi Hà Nội
Câu hỏi 6
Nội dung câu hỏi:
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.
Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức để chọn một đề bài và viết.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
Chủ đề 4. Nấm
Bài 4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Chủ đề 3. Mái trường
Bài tập cuối tuần 24
Chủ đề 3. Dấu câu
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4