Đề bài
Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB (E ∈ AB), kẻ MF vuông góc với AC (F ∈ AC). Gọi I là giao điểm của AM và EF. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh:
a) AM vuông góc với EF;
b) Trực tâm của các tam giác ABD và ACD nằm trên đường thẳng BC;
c) Trực tâm của các tam giác AEF, MEF, DBC và ABC nằm trên cùng một đường thẳng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Chứng minh: AM là đường trung trực của đoạn thẳng EF nên AM vuông góc với EF.
- Chứng minh: AM ⊥ BC hay BM ⊥ AD và CM ⊥ AD mà BM và CM là các đường cao tương ứng của các tam giác ABD, ACD. Suy ra trực tâm của các tam giác ABD và ACD nằm trên đường thẳng BC.
- Xét từng trường hợp của tam giác để chứng minh trực tâm của các tam giác AEF, MEF, DBC và ABC nằm trên cùng một đường thẳng, đó là đường thẳng AD.
Lời giải chi tiết
a) Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC, \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\)
Xét ∆BME và ∆CMF có:
\(\widehat {BEM} = \widehat {CFM}\left( { = 90^\circ } \right)\)
BM = CM (vì M là trung điểm của BC),
\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (chứng minh trên)
Do đó ∆BME = ∆CMF (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra ME = MF, BE = CF (các cặp cạnh tương ứng).
Ta có ME = MF nên M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng EF (1)
Lại có AB = AE + EB, AC = AF + FC
Mà AB = AC, BE = CF (chứng minh trên)
Suy ra AE = AF nên A nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng EF (2)
Từ (1) và (2) suy ra AM là đường trung trực của đoạn thẳng EF.
Do đó AM vuông góc với EF.
Vậy AM vuông góc với EF.
b) Xét ∆ABM và ∆ACM có:
AB = AC, BM = CM, AM là cạnh chung
Do đó ∆ABM = ∆ACM (c.c.c)
Suy ra \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC}\) (hai góc tương ứng).
Mà \(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
Do đó \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \)
Suy ra AM ⊥ BC hay BM ⊥ AD và CM ⊥ AD .
Mà BM và CM là các đường cao tương ứng của các tam giác ABD, ACD.
Suy ra trực tâm của các tam giác ABD và ACD nằm trên đường thẳng BC.
Vậy trực tâm của các tam giác ABD và ACD nằm trên đường thẳng BC.
c) Ta có AM là đường trung trực của đoạn thẳng EF nên AM ⊥ EF.
Do đó trực tâm của tam giác AEF và tam giác MEF nằm trên đường thăng AM hay chính là đường thẳng AD.
Xét tam giác ABC có AM là đường cao nên trực tâm tam giác ABC nằm trên đường thẳng AM hay chính là đường thẳng AD.
Xét tam giác DBC có DM là đường cao nên trực tâm tam giác DBC nằm trên đường thẳng DM hay chính là đường thẳng AD.
Suy ra trực tâm của các tam giác AEF, MEF, DBC và ABC nằm trên đường thẳng AD.
Vậy trực tâm của các tam giác AEF, MEF, DBC và ABC nằm trên cùng một đường thẳng, đó là đường thẳng AD.
Bài 6
Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành
Unit 1: Hobbies
Chủ đề 1. Trồng trọt và lâm nghiệp
Unit 4: In the picture
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7