Đọc hiểu
Câu 1:
Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh? Gạch dưới từ ngữ phù hợp trong đoạn trích dưới đây:
Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
Câu 2
Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi? Đánh dấu tích vào ô trước ý đúng:
- Cho dẫn voi lên một bàn cân thật to để biết voi nặng bao nhiêu.
- Cho bốn chân voi dẫm lên bốn bàn cân thật to, rồi cộng các số đo để biết voi nặng bao nhiêu.
- Cho voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm, rổi xếp đá cho thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, cân đá để biết voi nặng bao nhiêu.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Cho voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm, rổi xếp đá cho thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, cân đá để biết voi nặng bao nhiêu.
Câu 3
Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu? Đánh dấu tích vào ô trước ý đúng:
- Lấy thước đo độ dày của cuốn sách, rồi chia cho tổng số trang.
- Lấy thước đo rất nhỏ để đo độ dày của một trang sách.
- Cân cuốn sách, từ đó biết độ dày của sách và mỗi trang.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lấy thước đo độ dày của cuốn sách, rồi chia cho tổng số trang.
Câu 4
Gạch dưới từ ngữ nói lên những đóng gió của ông Lương Thế Vinh:
Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.
Luyện tập
Câu 1:
Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? Nối đúng:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a – 4, b – 1, c – 2, d – 3.
Câu 2
Gạch dưới cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong mỗi câu sau:
a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.
b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.
Phương pháp giải:
Em đọc câu và tìm cặp từ trái nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là:
a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.
b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.
Unit 8: I like swimming.
Unit 8. Food
Bài tập cuối tuần 30
Chủ đề: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Units 1 - 4 Review
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3