Phần I
Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Để chăm sóc cho nhiều cây con mọc lên.
b. Để tách cây con ra, trồng vào chậu khác.
c. Để tặng học sinh có kết quả học tập tốt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất, chư ý lời nói của thầy giáo.
Lời giải chi tiết:
Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để tặng học sinh có kết quả học tập tốt.
Câu 2
Các bạn học sinh làm gì để được thầy giáo tặng cây? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để trả lời câu hỏi:
Ai cũng ………. để được thầy giáo tặng cây
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần đầu của đoạn văn thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Ai cũng cố gắng học tập để được thầy giáo tặng cây
Câu 3
Việt cảm thấy thế nào khi được nhận chậu sen đá? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Rất háo hức b. Rất tự hào c. Rất ngạc nhiên
Phương pháp giải:
Em đọc phần cuối đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Việt cảm thấy rất tự hào khi nhận được chậu sen đá.
Câu 4
Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói gì? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:
a. Chúng tôi rất tự hào vì cháu thích trồng cây.
b. Chúng tôi rất mừng vì nhà có nhiều cây xanh.
c. Chúng tôi rất biết ơn thầy giáo đã làm cháu thay đổi.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3, chú ý lời thầy giáo nói ở cuối câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói: Chúng tôi rất biết ơn thầy giáo đã làm cháu thay đổi.
Phần II
Tìm trong bài đọc và viết lại 1 câu nêu yêu cầu, đề nghị:
Phương pháp giải:
Em chú ý những câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm than cuối câu.
Lời giải chi tiết:
Câu nêu yêu cầu, đề nghị trong bài: Các em cố gắng nhé!
Câu 2
Em thích cách nói nào dưới đây hơn? Khoanh tròn chữ cái trước ý đó:
a. Các em phải cố gắng!
b. Các em cố gắng nhé!
Viết tiếp để nêu ý kiến của em: Em thích cách nói đó vì…..
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu, chú ý các từ “phải” và “nhé” khiến ngữ khí của câu thay đổi như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Em thích các nói ở câu b: Các em cố gắng nhé!
Bởi vì câu này có chứa từ “nhé” khiến cho lời thầy nói trở nên nhẹ nhàng, trìu mến và có sự cổ vũ, động viên hơn. Còn câu a có chứa từ “phải” mang tính chất bắt buộc, yêu cầu phải thực hiện, khiến người nghe thấy áp lực hơn.
Phần III
Viết một đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) về cô giáo (hoặc thầy giáo) của em dựa vào những điều vừa kể ở bài tập 1. Đặt tên cho đoạn văn.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các gợi ý sau để hoàn thành bài tập:
- Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì?
- Cô (thầy) dạy em ở lớp mấy?
- Em thích nhất điều gì ở cô (thầy)?
Lời giải chi tiết:
Người mẹ thứ hai của em
Cô giáo mà em yêu quý là cô Thu Thủy. Cô là giáo viên chủ nhiệm của chúng em từ năm lớp 1. Cô rất trẻ và xinh đẹp. Tính cách cô rất hiền lành và dịu dàng. Cô dạy chúng em rất nhiều bài học lí thú. Em mong sẽ được học cô thật lâu.
UNIT 0: WELCOME
Bài tập cuối tuần 26
Chủ đề. TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
Unit starter: Hello!
Bài tập cuối tuần 16
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2