Phần I
Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Để học sinh quan sát rồi viết đoạn văn tả một loại trái cây.
b. Để học sinh được ngửi hương thơm của trái cây.
c. Để học sinh thưởng thức trái cây trong giờ giải lao.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Thầy giáo mang trái cây đến lớp để học sinh quan sát rồi viết đoạn văn tả một loại trái cây.
Chọn a.
Câu 2
Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó? Viết tiếp để hoàn thành câu:
Các bạn học sinh đã…..
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn 2 để viết tiếp câu.
Lời giải chi tiết:
Các bạn học sinh đã chuyển tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi trái cây trong giỏ. Sau đó các bạn còn nếm thử và cảm nhận hương vị của chúng.
Câu 3
Theo em, vì sao các bạn thấy tiết học rất vui? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời của em:
a. Vì các bạn được biết nhiều trái cây rất lạ.
b. Vì các bạn được ăn thoải mái trong giờ học.
c. Vì cách giảng bài của thầy giáo rất thú vị và dễ hiểu.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Theo em, các bạn cảm thấy tiết học rất vui vì cách giảng bài của thầy giáo rất thú vị và dễ hiểu.
Phần II
Tìm và viết 1 câu trong bài đọc dùng để kể:
Cuối câu kể có dấu gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Dấu chấm b. Dấu chấm hỏi c. Dấu chấm than
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại bài đọc, tìm câu dùng để kể và viết vào vở bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Một câu dùng để kể trong bài đọc: Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,... mà thầy đưa cho.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
Câu 2
Tìm và viết 1 câu trong bài đọc dùng để nêu yêu cầu, đề nghị:
Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu câu gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Dấu chấm b. Dấu chấm hỏi c. Dấu chấm than
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại bài đọc và tìm câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Lời giải chi tiết:
- Câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị:
+ Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất!
+ Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!
...
- Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm than.
Câu 3
Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc gì?
(chán nản, thích thú, buồn rầu)
Cuối câu thể hiện cảm xúc có dấu câu gì?
a. Dấu chấm b. Dấu chấm hỏi c. Dấu chấm than
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc thích thú.
Cuối câu thể hiện cảm xúc có dấu chấm than.
Phần III
Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) về một tiết học em thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các gợi ý sau để hoàn thành bài tập:
- Đó là tiết học môn gì, vào hôm nào?
- Em và các bạn đã làm gì trong tiết học đó?
- Tiết học đó có gì khiến em thấy vui?
Lời giải chi tiết:
Một tiết học em cảm thấy rất vui là tiết Tiếng Việt vào thứ 6 tuần trước. Buổi hôm đó, cô giáo ra đề bài “Hãy nói về ngôi trường mơ ước của em”. Chúng em được vẽ về ngôi trường mơ ước trên giấy vẽ. Sau đó, dựa vào những gì đã vẽ, chúng em mới viết thành đoạn văn. Đó là một tiết học thật thú vị! Em được vẽ và viết về những điều mơ ước của mình.
Chủ đề 2 Trường học
Unit 3: This is my nose!
Bài tập cuối tuần 7
Chủ đề 10. Đồ chơi từ tạo hình con vật
Unit 8: Transportation
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2