SBT VĂN 10 TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giải bài Đọc trang 39 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
A. Bài tập trong SGK Câu 1
A. Bài tập trong SGK Câu 2
A. Bài tập trong SGK Câu 3
A. Bài tập trong SGK Câu 4
B. Bài tập mở rộng Câu 1
B. Bài tập mở rộng Câu 2
B. Bài tập mở rộng Câu 3
B. Bài tập mở rộng Câu 4
B. Bài tập mở rộng Câu 5
B. Bài tập mở rộng Câu 6
B. Bài tập mở rộng Câu 7
B. Bài tập mở rộng Câu 8

 

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
A. Bài tập trong SGK Câu 1
A. Bài tập trong SGK Câu 2
A. Bài tập trong SGK Câu 3
A. Bài tập trong SGK Câu 4
B. Bài tập mở rộng Câu 1
B. Bài tập mở rộng Câu 2
B. Bài tập mở rộng Câu 3
B. Bài tập mở rộng Câu 4
B. Bài tập mở rộng Câu 5
B. Bài tập mở rộng Câu 6
B. Bài tập mở rộng Câu 7
B. Bài tập mở rộng Câu 8

A. Bài tập trong SGK Câu 1

A. Bài tập trong SGK Câu 1

Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh cảm cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Phương pháp giải:

Dựa vào bố cục bài thơ để nhận ra diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Vị trí

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ đầu: Câu 1 đến câu 4Cảm xúc trước vẻ đẹp như nơi cõi phật của toàn cảnh Hương Sơn.
Khổ giữa: Câu 5 đến câu 16Say mê, đắm chìm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hoà quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người.
Khổ cuối: Câu 17 đến hếtCảm xúc tự thốt lên thành lời: “Càng trông phong cảnh càng yêu!”

A. Bài tập trong SGK Câu 2

A. Bài tập trong SGK Câu 2

Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.

Phương pháp giải:

Ôn lại kiến thức về vần và nhịp. Sau đó nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5), kinh (câu 6), kình (câu 7) …; vần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu 4), mình (câu 8).

- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.

A. Bài tập trong SGK Câu 3

A. Bài tập trong SGK Câu 3

Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ trong bài Thơ duyên? Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng khổ thơ và tìm ý tưởng điền vào các ô trong bảng tổng hợp theo yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình giữa anh và em

1Cảnh sắc tươi vui, trong sáng, hữu tình; huyền diệu.Cảnh sắc khơi gợi duyên tình.
2,3Con đường mời gọi những bước chân tình tứ giữa hai người. Bề ngoài “điềm nhiên”, “lững thững”,… nhưng bên trong “lòng ta” đã nghe “ý bạn”, đã “lần đầu rung động nỗi thương yêu” và anh với em gắn bó như “một cặp vần”.
4Bước chuyển của sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn mở ra bước chuyển của tâm trạng, cảm xúc.Tâm hồn em với anh rung động, hoà nhịp với mây biếc/ cò trắng/ cánh chim/ hoa sương,…
5Không gian chan hoà sắc thu, tình thu. Mùa thu đến rất nhẹ khiến em và anh ngơ ngẩn.Trông cảnh chiều thu mà lòng ngơ ngẩn khiến: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Sự xui khiến đầy ma lực: không thể cưỡng lại được. 

A. Bài tập trong SGK Câu 4

A. Bài tập trong SGK Câu 4

Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên màu thu của Xuân Diệu.

Lời giải chi tiết:

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. 

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều";

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy làm cho hình ảnh thiên nhiên mùa thu trở nên sống động, lãng mạn như cảm xúc của con người. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu hứng của Đỗ Phủ. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

B. Bài tập mở rộng Câu 1

B. Bài tập mở rộng Câu 1

Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:

1. Khái quát nội dung chính của văn bản trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tóm lược nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về những niềm vui giản đơn trong cuộc sống, từ đó ta thêm quý mến và trân trọng cuộc sống này hơn.

B. Bài tập mở rộng Câu 2

B. Bài tập mở rộng Câu 2

Thơ trữ tình có mấy dạng chủ thể trữ tình? Trong văn bản này, chủ thể trữ tình thuộc dạng nào?

Phương pháp giải:

Đối chiếu khái niệm cũng như đặc điểm các dạng chủ thể trữ tình trong văn bản để đưa ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

 - Thơ trữ tình có hai dạng chủ thể trữ tình:

+ Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”,…

+ Chủ thể trữ tình nhập vai “chủ thể ẩn”

- Trong văn bản này, chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”.

B. Bài tập mở rộng Câu 3

B. Bài tập mở rộng Câu 3

Dùng dấu gạch xiên (/) để gạch nhịp của các dòng thơ. Bạn có nhận xét gì về nhịp của bài thơ?

Phương pháp giải:

Dựa vào vần nhịp để gạch nhịp các dòng thơ, nhận xét về nhịp của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bầu trời đã trở về

Xuân Quỳnh

Bầu trời/ đã trở về

Cao và xanh/ biết mấy

Mái nhà/ như sóng dậy

Con đường/ như dòng sông

Mặt đất/ nắng mênh mông

Những bài ca/ không dứt 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Chào cỏ hoa/ vươn tới bầu trời

Chào ngôi nhà/ mới xây

Chào những con người

Đi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Những đàn ong/ kiếm mật buổi ban mai

Cỏ bên sông/, và bãi sa bồi

Phù sa ướt/ còn nồng mùi cá

Cành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đá

Những con đường/ khuất sau lá rừng xưa … 

Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơ

Và hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:

Chiếc áo mắc/ trên tường

Màu hoa sau/ cửa kính

Nồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đèn

Anh trở về,/ trời xanh của riêng em.

(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)

- Nhận xét cách ngắt nhịp của bài thơ:  tạo cho bài thơ âm điệu nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống.

B. Bài tập mở rộng Câu 4

B. Bài tập mở rộng Câu 4

Theo bạn, thơ tự do có quy định vị trí của vần không? Hãy quan sát cách gieo vần của văn bản trên và nhận xét về tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Ôn lại kiến thức đã học về thơ tự do. Nhận xét cách gieo vần của văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Thơ tự do không có quy định về vị trí của vần.

- Cách gieo vần của văn bản trên giúp cho bài thơ nhịp nhàng để lại ấn tượng sâu sắc tới người đọc.

B. Bài tập mở rộng Câu 5

B. Bài tập mở rộng Câu 5

Phát biểu cảm nhận của bạn về ý nghĩa của việc lặp lại dòng thơ: “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất”.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung phân tích, phát biểu cảm nhận về việc lặp lại của dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Việc lặp lại dòng thơ “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất” nhằm nhấn mạnh tâm trạng vui tươi, hào hứng của nhân vật trữ tình với thiên nhiên, sự sống xung quanh.

B. Bài tập mở rộng Câu 6

B. Bài tập mở rộng Câu 6

Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống. Bạn có đồng tình với nhận xét này không? Đưa ra lí lẽ và minh chứng làm rõ vì sao đồng tình/ không đồng tình.

Phương pháp giải:

Lựa chọn đáp án và đưa ra lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với nhận xét “Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống” vì trong bài thơ, tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh thiên nhiên vui tươi, tươi đẹp, vui vẻ, tràn đầy sức sống.

B. Bài tập mở rộng Câu 7

B. Bài tập mở rộng Câu 7

Hình ảnh “bầu trời” ở mỗi khổ thơ được miêu tả từ những góc nhìn khác nhau. Theo bạn, hình ảnh bầu trời – “trời xanh” ở khổ kết có phải là một ẩn dụ không?

Phương pháp giải:

Đưa ra ý kiến cá nhân và lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “trời xanh” ở đoạn kết ẩn dụ thể hiện cho niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

B. Bài tập mở rộng Câu 8

B. Bài tập mở rộng Câu 8

Bạn tâm đắc với cách sử dụng từ ngữ trong dòng thơ/ khổ thơ nào nhất?

Phương pháp giải:

Chọn ra một dòng thơ/ khổ thơ mà em tâm đắc về cách sử dụng từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Em tâm đắc nhất với câu thơ: 
“Anh trở về, trời xanh của riêng em.”

Vì hình ảnh “trời xanh” ẩn dụ thể hiện cho niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved