A. Bài tập trong SGK Câu 1
A. Bài tập trong SGK Câu 1
Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ. Đọc văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trong Bài 4. Những di sản văn hóa, SGK Ngữ văn 10, tập một và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh nào trong các tranh minh họa cho văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
b. Tấm ảnh về bộ ván này nên được dùng để minh họa cho đoạn nào trong văn bản nêu trên là phù hợp nhất? Vì sao?
c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Quan sát kĩ bộ ván khắc bạn sẽ nhận thấy đường nét của tranh Đám cưới chuột (vẽ, khắc ngược như khi bạn đọc chữ viết trong gương): Nửa trên, có hình ảnh chú mèo to lớn án ngự lối đi; có mấy chú đi “tiền trạm” cầm vật cống nộp cho chúa mèo … để xin đường cho đoàn rước dâu đi qua. Nửa dưới là cảnh chú rể chuột cưỡi ngựa dẫn đường, cô dâu chuột ngồi trên cáng dõi theo, … Bốn tấm ván lần lượt in bốn màu vàng, đỏ, xanh, đen, khớp lại thành bức tranh màu.
b. Tấm ảnh về bộ ván này nên được dùng để minh họa cho đoạn 3. Chế tác khéo léo, công phu trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam là phù hợp nhất. Vì nó giúp hỗ trợ cho người viết lẫn người đọc trong việc truyền tải, tiếp nhận thông tin về quá trình chế tác, in tranh.
Ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ.
c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này: “Bộ ván khắc gồm 4 tấm dùng để in tranh Đám cưới chuột”.
A. Bài tập trong SGK Câu 2
A. Bài tập trong SGK Câu 2
Dựa vào hình minh họa ở tr.86 (SGK Ngữ văn 10, tập một), nêu tên một số loại hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ trợ cho phần lời của văn bản 2 thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phần trưng bày ở phần tường trên cao, từ trái sang phải gồm: Đàn nguyệt, đàn cò (đàn nhị), đàn sến.
Phần trưng bày trong tủ kính: Một số sách, tài liệu lưu giữ kịch bản in và viết tay của soạn giả cải lương Trần Hữu Trang; một số hiện vật khác như tranh ảnh, đạo (quạt), huy chương, kỉ niệm chương của soạn giả và tập thể diễn viên Nhà hát.
B. Bài tập mở rộng Câu 1
B. Bài tập mở rộng Câu 1
Đọc các đoạn trích văn bản Nghiên cứu mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:
1. Liệt kê và lấy ví dụ về các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong phần văn bản trích báo cáo kết quả Nghiên cứu mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ theo mẫu bảng sau (làm vào vở)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Loại phương tiện | Có/không | Ví dụ về phương tiện |
Bảng
Số liệu | Có
Có | Bảng: Bảng: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K với hò Nam Bộ Bảng: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh lớp 10 Đ.K |
Biểu đồ
Số liệu | Có
Có | Biểu đồ: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K với hò Nam Bộ
Biểu đồ: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K |
Phương tiện khác | Không |
B. Bài tập mở rộng Câu 2
B. Bài tập mở rộng Câu 2
Bảng và biểu đồ có tác dụng phối hợp lẫn nhau và hỗ trợ cho lời thuyết minh trong văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản để tìm ra tác dụng phối hợp.
Lời giải chi tiết:
- Bảng: cung cấp số liệu thống kê để biết được mức độ quan tâm hay mong muốn tìm về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K. (số lượng, tỉ lệ phần trăm của hai loại ý kiến).
- Biểu đồ: giúp trực quan hóa tỉ lệ bằng màu sắc, đường nét các số liệu thống kê trên biểu đồ hình tròn.
- Cả bảng và biểu đồ hỗ trợ lời thuyết minh, giúp nhóm nghiên cứu trình bày được một cách cụ thể rõ ràng kết quả khảo sát trong văn bản.
B. Bài tập mở rộng Câu 5
B. Bài tập mở rộng Câu 5
Nhận xét về cách chú thích các bảng, biểu đồ trong văn bản.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần chú thích các bảng để nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Các bảng, biểu đồ đã được chú thích (gọi tên) bằng các cụm từ phù hợp, gãy gọn.
- Hai biểu đồ hình tròn còn có thêm các chú thích bằng các ô màu xanh lục, xanh dương (biểu đồ trên) hoặc: xanh lục, xanh dương, vàng (biểu đồ dưới).
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ
Chương VI. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Review 3
Chương 11: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10