Câu 4
Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu kể Ai làm gì?
a/ Ở nhà, mẹ tôi ……..
b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi ……..
c/ Đầu giờ học, cả lớp chúng tôi ……..
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a/ Ở nhà, mẹ tôi thường lấy rơm rạ hay thân cây ngô đã phơi khô để nấu cơm, đun nước.
b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi lại về thăm ông bà.
c/ Đầu giờ học, cả lớp chúng tôi đứng ngay ngắn để chào cô giáo.
Câu 5
Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a/ Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.
b/ Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.
c/ Các chú công nhân khuân từng cây gỗ xếp ngay ngắn để chuyển vào kho.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Mỗi khi về quê, bà tôi / lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.
b. Con chim mẹ / lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.
c. Các chú công nhân / khuân từng cây gỗ xếp ngay ngắn để chuyển vào kho.
Câu 6
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Trống đồng Đông Sơn có hình trụ. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và ruộng bậc thang. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật và được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dây thừng bện. Mặt trống trơn láng, không có hoa văn, sáng như soi gương được. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hóa của người Việt cổ, được làm từ thế kỉ VI và thế kỉ VII trước Công nguyên.
(Theo Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn)
Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các ý sau:
a. Đoạn văn trên miêu tả:
b. Đoạn văn có câu mở đoạn là:
c. Đoạn văn có câu kết đoạn là:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời những câu hỏi bên dưới.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn trên miêu tả trống đồng Đông Sơn.
b. Đoạn văn có câu mở đoạn là: Trống đồng Đông Sơn có hình trụ.
c. Đoạn văn có câu kết đoạn là: Trống đồng là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hóa của người Việt cổ, được làm từ thế kỉ VI và thế kỉ VII trước Công nguyên.
Vui học
Bất ngờ ở vùng đất hoang sơ nhất thế giới
Một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới. Trên đường thăm dò, ông gặp một cậu bé bản địa,
Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm. Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên.
- Tại sao ngài đưa cho tôi mấy thứ này?
Nghe vậy nhà thám hiểm nhảy lên vui sướng:
- Đây đúng là một vùng đất hoang sơ nhất trên thế giới, không còn nghi ngờ gì nữa.
Đến lúc này thì cậu bé lên tiếng:
- Thưa ngài, mặc dù cháu chẳng hiểu ngài định làm gì với mấy thứ đó, nhưng cháu muốn biết cháu đi được chưa ạ. Cháu cần phải vào tiệm Internet để chát ngay bây giờ!
- !?!
(Sưu tầm)
*Kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện.
*Theo em, vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra có phải là hoang sơ không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra không hoang sơ bở vì ở đó đã sử dụng cả internet.
Phần 2: Vận động cơ bản
Chủ đề 4. Gia đình
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán 4
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4